xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xóa nghèo toàn cầu, bao giờ?

Đỗ Chuyên (Theo The Economist)

Hàng loạt hội nghị quốc tế lớn của Liên Hiệp Quốc, G-8, WTO trong năm 2005 sẽ tập trung vào chủ đề chống đói nghèo. Nhưng kết quả đến đâu, chưa ai có thể trả lời

Câu hỏi lớn.- “Chúng ta có tiền, chúng ta có thuốc chữa bệnh, chúng ta có khoa học, nhưng liệu chúng ta có quyết tâm làm cho sự nghèo đói trở thành chuyện quá khứ hay không?”. Đây là một câu hỏi lớn, rất quan trọng, mà theo ngôi sao nhạc rock Bono, năm 2005 sẽ phải làm nhiều việc để tìm câu trả lời.

Năm 2005, giảm đói nghèo sẽ bao trùm chương trình nghị sự chính trị toàn cầu với quy mô chưa từng có. Tháng 1 sẽ công bố báo cáo của Liên Hiệp Quốc (LHQ), tháng 3 công bố báo cáo của Ủy ban Tony Blair về châu Phi. Tháng 7 là Hội nghị Cấp cao G-8 tập trung bàn về vấn đề đói nghèo, đặc biệt ở châu Phi. Tháng 9, LHQ sẽ họp Hội nghị Cấp cao đặc biệt, Đại hội đồng để xem xét tình hình thực hiện “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” đề ra năm 2000, trong đó có mục tiêu giảm một nửa số người nghèo trên toàn thế giới vào năm 2015. Do tiến độ còn chậm, nên thế giới có thể có nhiều sáng kiến mới và nhiều lời hứa hành động.

“Rất nhiều việc có thể làm được trong năm 2005 để chống đói nghèo, miễn là các nhà lãnh đạo thế giới sẵn sàng có những mục tiêu ưu tiên rõ ràng đủ để loại bỏ những toan tính riêng có hại cho sự đồng thuận quốc tế”.

Người ta hy vọng hội nghị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) họp tại Hồng Kông tháng 12 sẽ đưa năm 2005 tới một kết thúc thắng lợi bằng việc công bố một thỏa thuận tự do hóa hơn nữa thương mại toàn cầu để thúc đẩy mạnh kinh tế các nước nghèo.

Sự chú ý ở cấp cao đối với nhu cầu của người nghèo dĩ nhiên được hoan nghênh. Tinh thần lạc quan của những nhà hoạch định chính sách và phát động phong trào cũng được đối xử như vậy. Nhưng, người ta lo ngại không biết nhiều hội nghị cấp cao quốc tế xét cho cùng chỉ nói mà không làm hay không? Nguy cơ này là có thật. Vì vậy, cần đặt ra câu hỏi những trận chiến nào thực tế có thể thắng trong cuộc chiến chống đói nghèo năm 2005.

Niềm lạc quan.- Nhất định có đôi chút lạc quan. Về kinh tế, loài người chưa bao giờ giàu như hiện nay, cũng chưa bao giờ được trang bị kiến thức y học, tài năng kỹ thuật và vũ khí tri thức tốt như hiện nay để đánh bại đói nghèo.

Tại những nước nghèo, vài chục năm qua đã chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng có về thu nhập và mức sống của hàng trăm triệu người, chủ yếu ở châu Á, không còn lo phải vật lộn sống qua ngày nữa. Chỉ riêng 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh như những năm qua, đã đủ hứa hẹn xóa nghèo cho hàng trăm triệu người trong 10 năm tới.

Tuy nhiên, dù những tấm gương Trung Quốc, Ấn Độ có đáng khích lệ đến đâu, cũng cho thấy tại sao những hội nghị quốc tế cấp cao năm 2005 có thể vẫn không thể đạt được tất cả những gì mà ca sĩ Bono mong muốn. Sự giảm nghèo ở Ấn Độ và Trung Quốc trước hết là nhờ ở các chính sách đúng đắn của họ, kể cả trong lĩnh vực giáo dục cơ bản, chăm sóc y tế và làm thông thoáng thị trường chứ không phải nhờ các chính sách toàn cầu hoặc lòng từ thiện của các nước giàu. Ở 2 nước này, chế độ cầm quyền càng tốt thì càng giảm nghèo nhanh. Yếu tố này các nước nghèo ở châu Phi chưa có hoặc còn thiếu. Người ngoài không thể làm thay họ.

Dẫu sao có rất nhiều việc có thể làm được trong năm 2005 trong cuộc chiến chống nghèo miễn là các nhà lãnh đạo thế giới sẵn sàng có những mục tiêu ưu tiên rõ ràng và đủ lớn để loại bỏ những toan tính riêng có hại cho sự nhân nhượng và đồng thuận quốc tế. Tổng Thư ký LHQ Kofi Annan, và các ông George Bush, Jacques Chirac, Tony Blair phải đi tiên phong trong việc này dù quan điểm mỗi người mỗi khác.

Ba ý tưởng lớn.- Có 3 ý tưởng chính sách chính sẽ được xếp hàng đầu trong chương trình nghị sự năm 2005, đó là tăng viện trợ của nước giàu cho nước nghèo, xóa nợ nhiều cho nước nghèo và tự do hóa thương mại, đặc biệt đối với nông phẩm là hàng hóa rất quan trọng đối với các nước nghèo mà xuất khẩu hiện nay của họ đang bị đối xử bất công tại các thị trường Mỹ, Nhật, EU.

Về vấn đề viện trợ, các nước giàu phải có chính sách trước hết không làm hại các nước nghèo. Có quá nhiều bằng chứng viện trợ kèm theo điều kiện ràng buộc cuối cùng chỉ làm lợi cho các công ty của nước viện trợ hoặc tiền viện trợ chui vào túi những quan chức tham nhũng. Viện trợ quốc tế là yếu tố may rủi nhất trong ngân sách của các nước đang phát triển. Đây là một lý do tại sao nhiều nước châu Phi muốn được hoãn hoặc xóa nợ hơn là được viện trợ vì hoãn nợ có lợi cho ngân sách quốc gia còn viện trợ có thể bị cắt bất ngờ khi nước viện trợ thay đổi chính sách.

Về sử dụng viện trợ ở các nước nghèo, các nhà kinh tế hàng đầu thế giới chủ trương trước hết nên dùng cho các chương trình chống bệnh AIDS, xóa bệnh sốt rét và giảm suy dinh dưỡng hơn là tập trung cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Về tự do hóa thương mại, theo tổ chức Oxfam ước tính chỉ tăng 1% xuất khẩu của châu Phi trong tổng kim ngạch của thế giới cũng giá trị gấp 5 lần mức viện trợ và hoãn nợ mà lục địa nghèo này được hưởng. Tự do hóa thương mại đòi hỏi các chính khách những nước giàu phải dũng cảm đối mặt với lợi ích bảo hộ mậu dịch ở trong nước dù phải trả giá đau đớn về chính trị.

Hội nghị WTO tháng 12-2005 phải trả lời câu hỏi có đủ quyết tâm làm cho đói nghèo trở thành chuyện của quá khứ hay không?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo