Trong bộ phim dài có các cảnh bà Ko đang đứng xem con trai vẽ tranh, giặt áo khoác cho ông Kim Jong-il và bắn súng ngắn.
Thuyết minh phim mô tả bà là “người đồng chí cách mạng đáng quý nhất của lãnh tụ kính yêu Kim Jong-il” và là “con người vĩ đại từ thiên đường giáng xuống cho nhân dân của Kim Il-sung”. Dĩ nhiên, bà Ko không thể thiếu vai trò “người mẹ tuyệt vời” đối với các con, được xếp sau mẹ của lãnh tụ Kim Il-sung là bà Kang Pan-sok và mẹ của ông Kim Jong-il là bà Kim Jong-suk.
Người phụ nữ được cho là Ko Yong-hui bên cạnh ông Kim jong-il trong bộ phim. Nguồn: Mainichi/Yonhap
Bà Ko xem con trai Kim Jong-un vẽ tranh. Ảnh: Mainichi
Nhật báo Mainichi của Nhật có được bản sao bộ phim hôm 10-6. Theo báo này, Triều Tiên chưa công chiếu rộng rãi bộ phim, mà chỉ mới chiếu cho các quan chức quân đội xem từ tháng 5. “Bà Ko Yong-hui được xưng tụng là thần tượng trong quân đội Triều Tiên từ đầu những năm 2000, nhưng chấm dứt vào tháng 6-2004 khi bà qua đời. Có vẻ bà ấy đang “quay lại” do Kim Jong-un đã nắm quyền” - một quan chức của Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhận định.
Bà Ko sinh ở Nhật Bản năm 1953 và di cư đến Triều Tiên vào đầu thập niên 1960. Nhà lãnh đạo Kim Jong-il gặp bà khi bà đang là một diễn viên múa. Dù đã có vợ, ông Kim vẫn lấy bà làm người vợ thứ tư. Ba Ko sinh ra 3 người con và được xem là người vợ được sủng ái nhất của ông Kim. Bà tham gia quân đội đầu năm 2000 và qua đời vào tháng 6-2004 vì bệnh ung thư.
Bà Ko Yong-hui trong bộ phim. Đứng phía sau bên trái là ông Jang Song Taek, chồng của bà Kim Kyong-hui
và làm em rể của ông Kim Jong-il. Ảnh: Mainichi/Yonhap
Cảnh bà Ko bắn súng. Ảnh: Mainichi/Yonhap
Một quan chức Triều Tiên đã đào tẩu cho biết người gốc Nhật có địa vị xã hội rất thấp ở Triều Tiên. Sở dĩ đến bây giờ Triều Tiên mới tán tụng bà Ko chính là vì không muốn để lộ xuất thân của bà. Trong đoạn phim, cả tên và nơi sinh của bà Ko đều không được đề cập, thay vào đó là cái tên Ri Eun Shil.
Trước đó, vào tháng một, Đài truyền hình trung ương Triều Tiên cũng nhắc đến bà Ko trong một bộ phim tài liệu tuy nhiên mọi thông tin không được đề cập chi tiết. Vào tháng hai, tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên cũng nói đến bà Ko trong một bài thơ và gọi bà là “người mẹ Bình Nhưỡng”.
Bình luận (0)