xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xung quanh cái chết của "loa tuyên truyền" Al-Qaeda

VĂN ANH

Anwar Al-Awlaki, người được cho là cái loa tuyên truyền của Al-Qaeda, đã bị CIA bắn chết hôm 30-9. Rắc rối là Al-Awlaki mang quốc tịch Mỹ

Rắc rối chuyện pháp lý
 
Không giống như trường hợp của Osama bin Laden, cái chết của Al-Awlaki đã dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt ở Mỹ về tính hợp pháp của chuyện hành quyết công dân Mỹ không cần thông qua các thủ tục tố tụng.

Hâm nóng chuyện cũ

Thật ra, cuộc tranh cãi này không mới. Năm 2010, ông Nasser Al-Awlaki, cha của Al-Awlaki, đã thay mặt con làm đơn yêu cầu tòa án liên bang tuyên bố việc chính phủ đưa tên Al-Awlaki vào danh sách bí mật từ đầu năm 2010 cho phép bắt sống hoặc giết chết là vi hiến, đồng thời vi phạm công pháp quốc tế.

Ông Nasser lúc đó đang ở Yemen. ACLU, một tổ chức đấu tranh cho quyền tự do công dân Mỹ và CCR, một tổ chức đấu tranh vì quyền lợi công dân theo Hiến pháp Mỹ, đã thay mặt ông Nasser trình đơn kiện lên tòa án khu vực Columbia.
 
Ngày 7-12-2010, thẩm phán liên bang John D. Bates đã bác bỏ đơn của cha ông Al-Awlaki. Trong một tuyên bố dài 83 trang, ông Bates nhận định rằng ông Nasser không có tư cách để đại diện cho con làm đơn kiện chính phủ.
 
Người đứng đơn phải là Anwar sau khi ra đầu thú. Ông Bates cũng cho rằng quyết định giết ai, trong trường hợp nào, là một “vấn đề chính trị” của bên hành pháp, thuộc về “bí mật quốc gia”, ngành tư pháp không có quyền can thiệp.
 
img
Anwar Al-Awlaki. Ảnh: AP
 
Sáng sớm thứ sáu tuần rồi, Anwar Al-Awlaki, 40 tuổi, đã bị máy bay không người lái của CIA và quân đội Mỹ bắn chết ở Yemen trong lúc đang di chuyển bằng xe hơi.
 
Cùng chung số phận với Al-Awlaki có Samir Khan, 25 tuổi, cũng là một công dân Mỹ, chủ bút tạp chí trực tuyến Inspire, hô hào thánh chiến chống Mỹ. Có tất cả 4 người được cho là thành viên của Al-Qaeda, chi nhánh bán đảo Ả Rập (gọi tắt là AQAP) đã bị tiêu diệt trong cuộc phục kích này, theo các quan chức Mỹ.

Quá đà

Hai công dân Mỹ bị hành quyết ở nước ngoài nhân danh cuộc chiến chống khủng bố một lần nữa lại khuấy động dư luận Mỹ.
 
Jameel Jaffer, Phó Giám đốc tư pháp của ACLU, công kích: “Chương trình giết người có chủ đích rõ ràng vi phạm luật pháp Mỹ và quốc tế. Quyền sử dụng bạo lực chống lại chính công dân mình của chính phủ cần giới hạn trong những trường hợp như đe dọa mạng sống một cách rõ ràng, cụ thể. Thật là sai lầm khi cho phép tổng thống cái quyền hành quyết bất cứ công dân nào được cho rằng là mối đe dọa đối với nước Mỹ”.

Không chỉ có các nhà lãnh đạo ACLU và CCR tiếp tục lên án chính quyền ông Obama, một số nhà lập pháp Mỹ cũng cho rằng chính quyền đã đi quá giới hạn cho phép và tạo ra một tiền lệ xấu.

Ngay sau khi nghe tin Al-Awlaki bị giết, nghị sĩ Ron Paul của Đảng Cộng hòa, một chính khách nổi tiếng có tư tưởng tự do, tuyên bố rằng ông rất buồn nếu nhân dân Mỹ chấp nhận chuyện này một cách mù quáng vì không ai biết “Al-Awlaki có giết ai chưa”. Ông cũng tỏ ý trách móc: “Các quan chức chính quyền không bao giờ rõ ràng về chuyện tội phạm”.

Được hỏi về tính hợp pháp của việc giết chết Osama bin Laden, ông Paul nói đó là một chuyện khác: “Chính quyền truy sát những kẻ tham gia kế hoạch và thực hiện vụ tấn công 11-9-2001 là đúng. Nhưng Al-Awlaki không phạm những tội đó và cũng không liên quan”.

Quan điểm của ông Paul được nghị sĩ Dân chủ Dennis Kucinich đồng tình. Theo ông này, chính quyền ông Obama đã đi quá đà trong việc xử lý những vụ án khủng bố. “Không thể chấp nhận cái cách hành xử thô bạo đối với ông Al-Awlaki như vậy. Cũng như không thể chấp nhận việc chà đạp hiến pháp thông qua những vụ hành quyết công dân mà không qua xét xử”.

Tuy nhiên, đa số nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ đều ca ngợi ông Obama dám quyết đoán và cái chết của của Al-Awlaki là một “cú đấm trời giáng đối với Al-Qaeda”.
 
img
Nghị sĩ Ron Paul. Ảnh: REUTERS

Tùy góc nhìn

Theo nhật báo The Washington Post, Washington đã chuẩn bị rất kỹ mọi điều kiện pháp lý trước khi ra tay hạ sát ông Al-Awlaki vì biết rằng vụ này “rất nhạy cảm”.
 
Bằng chứng là Bộ Tư pháp Mỹ đã bí mật soạn thảo một bản ghi nhớ cho phép hành quyết Al-Awlaki. Theo văn bản này, cơ sở pháp lý của việc giết chết Al-Awlaki là chính quyền Mỹ đã tiến hành các “thủ tục tố tụng của thời chiến” trước khi tiến hành chiến dịch truy sát Al-Awlaki.

Nắm được “bảo bối” nói trên, quân đội và CIA đã chuẩn bị 3 tháng cho chiến dịch truy sát Al-Awlaki. Về phía Washington, các cố vấn cũng nêu ra ba yếu tố pháp lý để chứng minh tính hợp pháp: Một, đe dọa trực tiếp mạng sống của người Mỹ khi tham gia âm mưu đánh bom một chiếc máy bay dân dụng Mỹ hạ cánh ở Detroit năm 2009 và hai máy bay vận tải năm 2010. Hai, chiến đấu bên cạnh kẻ thù trong cuộc chiến chống Al-Qaeda của Mỹ. Ba, nước Yemen hỗn loạn, không có cách nào bắt sống y đem về xử.

Nhận định về cuộc tranh cãi nói trên, bà Diane Marie Amman, giáo sư luật Đại học Georgia thường xuyên theo dõi các vụ án khủng bố, cho rằng chuyện đúng hay sai tùy theo góc nhìn của vấn đề.

“Nhìn dưới góc độ vụ án hình sự thông thường, việc chính quyền quyết định giết một nghi can thay vì bắt họ ra tòa để xét xử rõ ràng vi phạm luật pháp Mỹ và quốc tế. Nhưng nếu xét dưới góc độ xung đột vũ trang thì khác. Luật thời chiến cho phép làm chuyện đó” – bà Amman nhấn mạnh.

Kỳ tới: Al-Awlaki là ai?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo