Đây là một trận đánh tiêu biểu của quân chủng phòng không không quân Việt
Trong 12 ngày đêm tháng chạp năm 1972, thì trận đêm 20 rạng sáng 21-12-1972 là trận then chốt, tức là vào đêm thứ ba của cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B.52 của giặc Mỹ vào thủ đô Hà Nội. Trong trận này địch dùng đến 93 lần chiếc B.52, 151 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân. Kết quả lực lượng phòng không của ta chống trả quyết liệt, bắn rơi 15 máy bay các loại của Mỹ có 7 B.52 trong đó có 5 chiếc rơi tại chỗ. Trận đánh có hiệu suất cao nhất là trận đánh của tiểu đoàn tên lửa 52 đoàn Thành Loa, chỉ trong vòng 10 phút bắn rơi 2 chiếc máy bay B.52.
Sự cố.- Điều đặc biệt là trong đêm đánh đó, Tiểu đoàn 57 chỉ còn 3 quả tên lửa, khí tài điều khiển bị hỏng phải chữa đến 2 giờ sáng mới xong. Đây là bộ khí tài đã có thời gian sử dụng quá lâu, lại bị trận ngập nước do lũ lụt năm 1971, nên chất lượng không tốt lắm. Nhiều người sau khi biết khí tài bị ngập nước cho rằng không thể khôi phục được, nên đưa về xưởng tháo dỡ linh kiện. Nhưng với quyết tâm, cán bộ chiến sĩ đoàn Thành Loa đã tìm mọi cách khắc phục. Và chính bộ khí tài này đã giúp Tiểu đoàn 57 bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay thứ 3.700 trên miền Bắc vào ngày 27-6-1972.
Và 10 phút kỳ diệu.- Lúc 5 giờ ngày 21-12-1972, lệnh báo động từ sở chỉ huy đoàn Thành Loa được truyền xuống các trận địa, chỉ sau 5 phút Tiểu đoàn 57 đã sẵn sàng chiến đấu. Trong màn nhiễu của giặc, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt (nay là trung tướng – anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) và sĩ quan điều khiển Nguyễn Đình Kiên (nay là đại tá – phó cục trưởng cục tác chiến Bộ Tổng Tham mưu) và 3 trắc thủ kíp 1 đã nhanh chóng xác định dải nhiễu một chiếc B.52. Địch vào cự ly 35 km, tiểu đoàn trưởng hạ lệnh phóng quả đạn, nhưng đạn không đi, đèn báo hỏng bật sáng, anh hạ lệnh phóng tiếp quả thứ 2. Sau khi ấn nút hoàn quả 1, sĩ quan điều khiển phóng tiếp quả đạn thứ 2. Kíp trắc thủ Mè Văn Thi, Ngô Văn Lịch, Nguyễn Xuân Đài điều khiển trúng chiếc B.52 ở cự ly 25 km. Từ trên nóc xe thu phát, trắc thủ PA-00 Đoàn Văn Súc reo lên “B.52 cháy rồi các đồng chí ơi!”. Lúc này là 5 giờ 9 phút. Niềm vui tràn ngập trận địa. Mọi người chưa kịp rút kinh nghiệm trận đánh, thì tiếng đồng chí tiêu đồ lại vang lên: “B.52 cự ly 45 km”. Toàn kíp chiến đấu lại tiếp tục căng mắt vạch nhiễu tìm thù. Lúc này trên bệ phóng còn duy nhất 1 quả đạn tên lửa. Tiểu đoàn trưởng động viên toàn kíp chiến đấu: “Cố gắng, còn quả đạn cuối cùng, chúng ta phải đổi lấy một chiếc B.52”. Địch vào đến cự ly 35 km, tiểu đoàn trưởng ra lệnh phóng quả đạn cuối cùng. Nhanh chóng thực hiện mệnh lệnh của chỉ huy, sĩ quan điều khiển phóng đạn và giao tay quay cho kíp trắc thủ. Mặc dù trên màn hiện sóng, các dải nhiễu có biến đổi nhưng ba trắc thủ Thi, Đài, Lịch đã kiên quyết bám sát chính xác vào tín hiệu nhiễu của một máy bay B.52. Quả đạn cuối cùng của tiểu đoàn gần gặp máy bay địch thì trắc thủ thấy tín hiệu B.52. Các trắc thủ càng quyết tâm điều khiển trúng đích. Đạn gặp mục tiêu ở cự ly 24 km, nổ tốt. Cả ba trắc thủ báo cáo: “Mất nhiễu, mục tiêu bị tiêu diệt!” Chiếc máy bay B.52 bốc cháy rơi xuống địa phận chợ Thá, núi Đôi, huyện Đa Phúc. Lúc đó là 5 giờ 19 phút ngày
Chương trình “Hà Nội những đêm không ngủ” sẽ được VTV trực tiếp truyền hình Chương trình do Hội Nhạc sĩ VN, Công ty Tư vấn và Đầu tư P.H.I và Công ty TNHH Phạm Tú phối hợp tổ chức trong hai đêm 27 và 28-12 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Theo kịch bản của nhà thơ Phạm Tiến Duật, “Hà Nội những đêm không ngủ” sẽ được thực hiện dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của nhạc sĩ Huy Tiến với sự tham gia của các ca sĩ: NSND Quang Thọ, Trọng Tấn, Việt Hoàn, Đăng Dương, Anh Thơ, Mai Hoa, nhóm Đồng Đội, Dàn nhạc Hội Nhạc sĩ VN, Đoàn Nghệ thuật Phòng không Không quân. Chương trình cũng bao gồm một số cuộc giao lưu với các nhân chứng sống của trận không kích tháng 12-1972. Đặc biệt chương trình sẽ được Đài Truyền hình VN truyền trực tiếp vào lúc 20 giờ ngày |
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng...
Cuối năm 1972, với hy vọng cuối cùng buộc ta phải chấp nhận một giải pháp kết thúc chiến tranh theo sự xếp đặt của Mỹ, chính quyền Nixon cho tiến hành cuộc “hành binh Linebacker II”. Trong 12 ngày đêm (từ 18 đến 29-12-1972), Mỹ đã tổ chức cuộc tập kích đường không chiến lược bằng siêu pháo đài bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng và đường số 1 (mạn Bắc Hà Nội).
Một nửa lực lượng không quân chiến lược và hầu hết lực lượng không quân chiến thuật của Mỹ ở Đông Nam Á được tập trung cho cuộc tập kích này: Liên tục trong 12 ngày đêm, 663 lần chiếc máy bay B.52 (trong đó 417 lần chiếc tập trung đánh phá Hà Nội) và 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật (trong đó có 1.004 lần chiếc đánh phá khu vực Hà Nội); dùng tới 16.000 tấn bom đạn ném xuống các vùng đông dân cư trên miền Bắc (trong đó có 9.700 tấn trút xuống hủy diệt nhiều khu vực nội, ngoại thành Hà Nội như Khâm Thiên, Bạch Mai, Đại học Bách khoa, Mễ Trì, Gia Lâm, Yên Viên, Uy Nỗ, Đông Anh...).
Nhưng, chúng ta đã phát huy tối đa hiệu quả của thế trận phòng không nhân dân, đánh bại các cuộc tập kích đường không của Mỹ. Kết thúc chiến dịch, quân và dân miền Bắc bắn rơi tổng số 81 máy bay Mỹ các loại, trong đó có 34 chiếc B.52 và 5 chiếc F.111. Ngay đêm đầu tiên, 18-12-1972, ta đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ, trong đó có 3 chiếc B.52 và 1 chiếc F.111, bắt sống nhiều phi công Mỹ.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, như đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ sáng tạo Việt Nam. Chúng ta đã buộc Nixon ra lệnh ngừng ném bom đánh phá miền Bắc (
H.Thuần (tổng hợp)
Bình luận (0)