xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

10 triệu người có nguy cơ mắc bệnh do nước giếng khoan

Theo Tuổi Trẻ

Khoảng 10 triệu người dân VN đang có nguy cơ mắc bệnh do sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan có ô nhiễm thạch tín (asen). Thông tin từ hội thảo về xử lý nước tại hộ gia đình vừa tổ chức ở Hà Nội cho biết như vậy.

Ông Trần Quang Toàn - trưởng phòng thí nghiệm hóa lý (Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường) - cho biết:

img
Sử dụng nước giếng khoan như thế này mà không kiểm tra chất lượng nước là rất nguy hiểm

- Tùy từng nơi, từng vùng, lượng thạch tín trong nước ngầm khác nhau. Nhưng điều tra ở đồng bằng sông Hồng thì vùng ven Hà Nội là ô nhiễm cao hơn. Ngoài ra, có vùng nước giếng khoan bị ô nhiễm sắt, có vùng là ô nhiễm các chất hữu cơ... nhưng kết quả điều tra chất lượng nước giếng khoan ở tám tỉnh được Bộ Y tế công bố tại hội thảo cho thấy số lượng giếng nước bị ô nhiễm sắt là cao hơn.

. Điều đó có nghĩa chất lượng nước trong các giếng khoan được sử dụng cho sinh hoạt của người dân hiện không đảm bảo?

- Phần lớn đều không đạt các yêu cầu về vệ sinh và đều phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Vừa qua, đã có một số công ty của nước ngoài giới thiệu cách xử lý nước tại hộ gia đình rất hiệu quả. Song giá thành cao nên cộng đồng chưa chấp nhận tự chi tiền để thực hiện.

Trong thời điểm hiện nay, lọc qua bể cát vẫn là mô hình xử lý nước được ưu tiên. Lý do là hiệu quả cao, giá thành rẻ, người dân có thể tự làm được. Mặc dù bể cát không lọc tuyệt đối được tất cả các chất, nhưng đó đều là các chất không quan trọng.

Một cuộc khảo sát trên diện rộng ở 12 tỉnh với 12.461 mẫu phân tích từ các giếng khoan cho thấy sự ô nhiễm thạch tín ở miền Bắc cao hơn miền Nam. Đáng chú ý, đồng bằng sông Hồng nằm trong tình trạng đáng lo ngại về mức độ ô nhiễm thạch tín, trong đó ô nhiễm thạch tín ở phía nam Hà Nội là nghiêm trọng nhất. Điều đáng lo là hàm lượng thạch tín trong nước ở khu vực Hà Nội hiện nay có xu hướng lớn hơn so với 5-6 năm trước.

 . Trở lại vấn đề nguồn nước bị ô nhiễm thạch tín, ông có thể cho biết tình hình ô nhiễm hiện ở mức độ nào và đe dọa ra sao đến sức khỏe người dân?

- Nếu sử dụng nguồn nước có hàm lượng thạch tín vượt quá 10 ptt là vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới và tiêu chuẩn VN về nước dùng cho ăn uống. Dùng nước này trong sinh hoạt và ăn uống sẽ rất có hại, có thể dẫn đến các bệnh ung thư da, bàng quang, gan, hay bệnh tiểu đường, bệnh bạch huyết...

. Còn chất lượng nước máy thì sao, liệu có dùng nước mưa được không?

- Với đà xây dựng, phát triển nhà máy, khu công nghiệp như hiện nay thì nước mưa không còn sạch như trước nữa. Ở các vùng có nhiều nhà máy, nước mưa có thể bị nhiễm khí độc. Còn chất lượng nước máy thì trung tâm y tế dự phòng các địa phương đều có kiểm tra, có thông số báo cáo thường xuyên.

Chỉ có điều là ở các khu đô thị mới, nước máy của các nhà máy nước lớn chưa đến được và giải pháp là một nhà máy nước nhỏ được mọc lên. Theo tôi, chất lượng nước ở các khu vực này chưa đảm bảo lắm.

Lý do là trước khi xây dựng nhà máy nước, người ta phải khảo sát nguồn nước xem có tốt hay không. Nhưng ở các khu đô thị xuất hiện kiểu “tự nhiên” thì việc xây dựng nhà máy nước cho đúng chuẩn là rất khó vì phải ở một địa điểm bắt buộc và không được qui hoạch từ trước.

Có thể lọc thạch tín bằng cách lọc nước truyền thống

TS Mai Tuấn Anh, Viện Môi trường - tài nguyên (ĐH Quốc Gia TP.HCM), cho biết: hoàn toàn có thể xử lý nước bị nhiễm thạch tín theo các phương pháp lọc nước truyền thống.

Đối với những giếng có nước bị nhiễm thạch tín và đồng thời nhiễm phèn, có thể sử dụng các biện pháp lắng lọc phèn như dùng vôi, nhôm hoạt tính, zeolit (cao lanh)... Trong quá trình lọc phèn, thạch tín cũng sẽ được lọc sạch theo.

Đối với những giếng nguồn nước khai thác không bị nhiễm phèn (nước trong, tốt), cần phải có xét nghiệm mới biết được nước có bị nhiễm thạch tín hay không. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nước bị nhiễm thạch tín, các cơ quan chuyên môn sẽ tư vấn cách xử lý nước.

Tùy vào mức độ ô nhiễm thạch tín, sẽ có quyết định thay thế nước sinh hoạt (ăn, uống) bằng nguồn nước khác. Nếu thạch tín ô nhiễm ở mức độ thấp, có thể dùng phương pháp kết tủa. Do thạch tín trong nước ở dạng ion hòa tan, nên để lắng lọc thạch tín, có thể đưa tác nhân ôxy hóa như vôi, xút (NaOH) để kết tủa thạch tín.

Hoặc dùng phương pháp trao đổi ion như nhựa trao đổi ion (có bán rộng rãi trên thị trường) để lọc thạch tín. Một cách khá thông dụng khác là lọc thạch tín bằng hydroxit sắt Fe(OH)3, chất này sẽ hấp thụ thạch tín và loại bỏ thạch tín ra khỏi nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo