xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

112 - đề án siêu lãng phí

ANH PHƯƠNG

Từ vụ nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, kiêm Trưởng Ban Điều hành Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước (Đề án 112) Vũ Đình Thuần cùng 7 bị can khác bị bắt giam ngày 13-9, giờ đây, những khoảng tối của đề án này bắt đầu được phanh phui

Đề án 112 ra đời với mục tiêu thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nước bằng tin học hóa trong giai đoạn 2001 - 2005; ông Vũ Đình Thuần khi đó là phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được giao giữ chức trưởng ban. Ông Thuần sinh năm 1942 tại Hà Tĩnh, là tiến sĩ khoa học. Cuối năm 2004, ông thôi giữ chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhưng vẫn giữ chức Trưởng ban điều hành Đề án 112 cho đến năm 2007.

Khai tử

Đến tháng 4-2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Gia Khiêm đã làm việc với Ban Điều hành Đề án 112 và lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan đến đề án. Tại đây, Thủ tướng nêu rõ: Đề án 112 đã không thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao. Thủ tướng bức xúc nhận xét rằng nhiều năm làm việc ở trụ sở Chính phủ, từ khi có Đề án 112 đến nay, không thấy mang lại tiện ích, ứng dụng nào cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng kết luận: Ngừng triển khai Đề án 112! Ban Điều hành Đề án phải tiến hành tổng kết, nghiêm túc kiểm điểm việc không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ; khẩn trương thực hiện kiểm toán, giải quyết những vấn đề tồn tại, liên quan.

Không thực hiện được các mục tiêu đề ra

Sau 5 năm triển khai, đề án đã bộc lộ nhiều bất cập. Điển hình là các mục tiêu của đề án đặt ra vượt quá khả năng thực hiện so với điều kiện thời gian và nguồn lực. Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông) khẳng định: Mục tiêu đề án đặt ra quá lớn so với khả năng của Ban Điều hành; phương pháp tiếp cận xây dựng nhiều nội dung của đề án còn thiếu tính hệ thống.

Ngay từ trước khi Thủ tướng ra quyết định ngừng thực hiện Đề án 112, Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội đã tiến hành giám sát đề án này. Kết quả giám sát cho thấy công tác chuẩn hóa và xây dựng các kiến trúc thông tin, kiến trúc dữ liệu... lẽ ra cần thực hiện trước nhưng lại không được triển khai ngay. Ý tưởng xây dựng phần mềm dùng chung rất đúng, nhằm tiết kiệm chi phí; nhưng khi triển khai lại không chuẩn, thậm chí có nơi sai lệch, dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều nhau. Công tác đào tạo được triển khai ồ ạt nhưng chưa tính đến nhu cầu và hiệu quả của đối tượng sử dụng. Do đó, ở nhiều đơn vị chưa đạt hiệu quả cao và còn mang tính hình thức.

Theo một nguồn tin, cơ quan chức năng đã làm rõ số tiền thất thoát, thiệt hại lên đến gần 3,5 tỉ đồng; trong đó việc mua bản quyền phần mềm đã gây thiệt hại khoảng 1,3 tỉ đồng; việc in ấn gây thất thoát hơn 2,1 tỉ đồng. Hiện các bị can đang được tạm giam (4 tháng) tại Trại Tạm giam T16 - Bộ Công an.

Phần mềm dùng chung (gồm hệ thống quản lý văn bản hồ sơ công việc, hệ thống thông tin tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội phục vụ điều hành tác nghiệp, trang web điều hành) là một nội dung lớn được Đề án 112 triển khai. Đã có 27 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và 15 bộ, ngành được phân công xây dựng phần mềm dùng chung và triển khai thử nghiệm. Tuy nhiên, các phần mềm dùng chung của Ban Điều hành 112 đưa vào sử dụng kém hiệu quả vì do chưa làm tốt công tác cải cách hành chính định hướng cho ứng dụng CNTT.

Khi bắt đầu triển khai, Đề án 112 còn đặt ra mục tiêu “Thúc đẩy cải cách hành chính trong các cơ quan quản lý Nhà nước”. Trên thực tế, mục tiêu này cũng không thành hiện thực bởi tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước chưa gắn kết với chương trình cải cách hành chính, chưa thúc đẩy cải cách hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, thủ tục hành chính và lề lối làm việc. Ban Điều hành Đề án 112 đã không gắn kết được với Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Quốc gia.

Giành nhau miếng bánh 112

Mặc dù sau 5 năm thực hiện, phần lớn những mục tiêu đề ra đã không đạt được, nhưng số tiền đã đầu tư cho Đề án 112 lại rất lớn. Bộ Bưu chính - Viễn thông (cũ) từng chỉ rõ: Việc triển khai nặng về cơ chế xin - cho, tạo cho một số địa phương tâm lý ỷ lại về ngân sách và phương án triển khai mà không tính đến hiệu quả đầu tư.

Báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội cũng khẳng định: Trong quá trình chỉ đạo, Ban Điều hành Đề án 112 không định được khung chuẩn của các hệ thống tin học hóa của các các bộ, ngành, địa phương, xác định được mức đầu tư sàn (dưới và trên). Việc này dẫn đến các bộ, ngành, địa phương tùy tiện đầu tư. Có bộ, ngành, địa phương đầu tư rất lớn, có nơi lại ít quan tâm, hầu như không đầu tư gì thêm ngoài nguồn kinh phí do Trung ương cấp. Từ đây nảy sinh tình trạng không ít địa phương cố gắng “tranh thủ”, ỷ lại ngân sách Trung ương cũng như phương án triển khai; không chú trọng đúng mức tới hiệu quả đầu tư. Ngay kinh phí Trung ương cũng không dự trù sát, mà chỉ nêu “không dưới 1.000 tỉ đồng”. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai Ban Điều hành Đề án 112 ở Trung ương cũng không nắm được các bộ, ngành, địa phương đầu tư thêm bao nhiêu. Còn theo báo cáo của Ban Điều hành Đề án 112, con số tổng hợp mới đến tháng 9-2003 đã là 3.730 tỉ đồng.

Việc khởi tố, tạm giam người đứng đầu Đề án 112 mới chỉ là bước khởi đầu của quá trình làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong một dự án siêu lãng phí. Điều đọng lại, theo TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Đề án 112 sẽ là bài học đắt giá cho các nhà hoạch định chính sách.

Có cũng như không

Một trong những mục tiêu của Đề án 112 là “Xây dựng các hệ thống tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước, phục vụ trực tiếp các công tác chỉ đạo điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước”. Sau 5 năm triển khai, từ Chính phủ đến hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng được hạ tầng kỹ thuật CNTT: mạng LAN, kết nối Internet, trang thông tin điện tử giới thiệu tổ chức của mình, cung cấp một số thông tin về văn bản pháp luật, một vài nơi có hệ thống quản lý công văn đi –đến... Tuy nhiên, một hệ thống thông tin phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành theo đúng nghĩa thì chưa nơi nào có. Do vậy, việc phục vụ điều hành của Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng và lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp được nâng cao nhờ ứng dụng CNTT hầu như là con số 0.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo