xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

29.000 tỉ đồng cứu doanh nghiệp

TÔ HÀ

Nhiều giải pháp được Chính phủ đưa ra, trọng tâm là miễn, giảm, dãn, hoàn thuế, cả việc áp trần lãi suất cho vay. Cả gói lãi suất này sẽ được Quốc hội thông qua

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 4-5, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ đang gấp rút chuẩn bị ban hành nghị quyết riêng về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường để phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng. Đây không phải là gói kích cầu bằng cách tung tiền cho vay với lãi suất thấp như đã từng thực hiện năm 2009 mà là các giải pháp hỗ trợ tổng hợp ở tầm vĩ mô, được đưa ra trên cơ sở điều tra tổng thể về sức khỏe của doanh nghiệp.

Miễn, giảm, dãn, hoãn thuế

Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết thêm, gói hỗ trợ có nhiều giải pháp nhưng trọng tâm là miễn, giảm, dãn, hoãn thuế. Trong tuần tới, Chính phủ sẽ ra nghị quyết và chính thức xin ý kiến Quốc hội về chủ trương này. Theo đánh giá của các cơ quan tham mưu, các giải pháp này được thực hiện sẽ có tác dụng tháo gỡ cho doanh nghiệp có khả năng phát triển nhưng đang gặp khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, về lâu dài, bản thân doanh nghiệp phải thúc đẩy quản trị và nâng cao tính cạnh tranh.

img
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn,
xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cảng giảm mạnh. Ảnh: HỒNG THÚY
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã trình bày rõ hơn về các giải pháp thuế đang được đề xuất thực hiện. Đó là miễn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trừ ngành kinh doanh tài chính, bảo hiểm, xổ số và thu nhập từ sản xuất hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; doanh nghiệp gia công dệt may da giày, doanh nghiệp nông lâm thủy sản….
Dãn thuế giá trị gia tăng (GTGT) các tháng 4, 5 và 6 trong thời hạn 6 tháng cho tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp không có lãi. Giảm 50% tiền thuê đất trong thời hạn 12 tháng của doanh nghiệp thương mại dịch vụ, giao UBND tỉnh, TP quyết định theo từng nhóm dự án thực sự có khó khăn không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thuế. Trước đây, Chính phủ chỉ thực hiện giảm tiền thuê đất đối với doanh nghiệp sản xuất.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, các giải pháp về thuế có giá trị khoảng 16.000 tỉ đồng. Trong đó, dãn thuế GTGT lên tới 12.300 tỉ đồng, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 3.500 tỉ đồng, giảm tiền thuê đất khoảng 1.500 tỉ đồng…

Bên cạnh đó, Chính phủ còn quyết định hỗ trợ thị trường thông qua các giải pháp tăng cường chi tiêu từ ngân sách. Cụ thể là đẩy nhanh phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy nhanh giải ngân để tăng cung đối với sản phẩm xi măng, sắt thép tồn kho. Bổ sung 1.000 tỉ đồng cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương hạ tầng nuôi trồng thủy sản và giao thông nông thôn. Kinh phí tạm dừng mua sắm năm 2011 cũng được chuyển sang năm 2012 sử dụng để mua sắm, kích cầu tiêu dùng. Các giải pháp này sẽ có tác dụng tiêu thụ hàng tồn kho cho doanh nghiệp.

Gói hỗ trợ này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm tổng cộng 29.000 tỉ đồng để làm vốn sản xuất kinh doanh, làm ngân sách năm nay giảm thu khoảng 9.000 tỉ đồng.

Áp trần lãi suất cho vay

Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết tại cuộc họp này, Chính phủ nhận định từ tháng 6-2011, lạm phát đã giảm nhanh, 4 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 2,6% và đã về mức bình thường nhưng lãi suất vẫn ở mức rất cao. Do đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có chính sách tiền tệ linh hoạt, hạ nhanh lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Để giảm nhanh lãi suất, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cho biết ngày 4-5, NHNN đã chính thức áp trần lãi suất cho vay. Theo đó, từ ngày 8-5, lãi suất cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ không được vượt quá 3% so với lãi suất cơ bản huy động thời hạn một tháng. Như vậy, lãi suất cho vay với các đối tượng doanh nghiệp nêu trên sẽ không vượt quá 15%/năm, với điều kiện các dự án này phải đạt được hiệu quả và có khả năng hoàn trả.

Không phủ nhận mặt trái của giải pháp hành chính này với nguy cơ vượt rào của các ngân hàng thương mại nhưng ông Nguyễn Đồng Tiến cho biết đây là giải pháp “phù hợp trong hoàn cảnh khó khăn” và được áp dụng trong một thời gian nhất định.

NHNN cũng đã có Chỉ thị số 05 về việc yêu cầu các ngân hàng thương mại chấm dứt trả lãi khi giữ hộ vàng cho dân và không được dùng số vàng này để cầm cố, thế chấp, ký quỹ.

Thu phí bảo trì đường bộ từ 1-1-2013

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4-2012, ông Vũ Đức Đam cho biết Thủ tướng đã nghe báo cáo về phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí hạn chế vào nội đô giờ cao điểm và cho rằng các bộ cần làm kỹ hơn, có đánh giá khoa học về tác động của các loại phí tới người dân, sau đó trình Chính phủ xem xét. Nếu thấy phương án tốt thì mới trình ra Quốc hội. Việc thu phí này chỉ được tiến hành khi Quốc hội thông qua. Về phí bảo trì đường bộ dự kiến thu từ 1-6-2012 nhưng do thời gian gấp nên các bộ, ngành chưa hoàn thiện phương án, lộ trình thực hiện. Hiện Bộ GTVT và Tài chính đang xây dựng phương án thu và quản lý quỹ để áp dụng từ ngày 1-1-2013.
T.Dũng

17.735 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa trình Thủ tướng Chính phủ, trong 4 tháng đầu năm 2012, đã có 23.971 doanh nghiệp (DN) được thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 130.044 tỉ đồng, giảm 10,5% về số lượng DN và giảm 14,1% về tổng vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, tổng số DN đã giải thể và dừng hoạt động tiếp tục tăng lên nhanh chóng (17.735 DN), tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2011.
Theo Bộ KH-ĐT, trong số DN dừng hoạt động thì nhóm bán buôn, bán lẻ chiếm tỉ lệ cao nhất với 5.297 DN; kế đến là trong lĩnh vực xây dựng (3.123 DN); lĩnh vực chế biến, chế tạo là 2,901 DN. Tính chung cho đến ngày 30-4-2012, trong tổng số 647.627 DN đã được thành lập, cả nước còn 463.802 DN đang hoạt động (71,6%), 81.929 DN đã giải thể, 16.075 DN đã đăng ký dừng hoạt động và 85.821 DN dừng hoạt động nhưng không đăng ký.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, kiến nghị cần xác định rõ và trợ giúp kịp thời các DN có tiềm năng về năng lực cạnh tranh và các dự án có hiệu quả (thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi quy mô) nhưng đang gặp phải những khó khăn tạm thời để DN có thể trụ vững và phát triển.
T. Dũng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo