xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

43 dự án thất thoát hàng trăm tỉ đồng

BÀI VÀ ẢNH: THẾ DŨNG

Như thường lệ hằng năm, ngày 21-8, Tổng hội Xây dựng VN công bố danh sách 43 dự án đầu tư xây dựng có thất thoát, lãng phí lớn, còn gọi là bản “danh sách đen”, đã được báo chí phát hiện và phản ánh trong năm 2006.

Trong đó, phần lớn các dự án thuộc các địa phương làm chủ đầu tư, có sử dụng nguồn vốn ngân sách.

Xây rồi bỏ

43 địa chỉ “đen” được Tổng hội Xây dựng VN “điểm danh” có mặt tại hầu khắp các tỉnh, TP trên cả nước. Các công trình có số vốn đầu tư càng lớn thì thất thoát, lãng phí càng nhiều. Điển hình, Nhà máy Chế biến cà chua do Công ty Xuất nhập khẩu rau quả Hải Phòng làm chủ đầu tư. Nhà máy có tổng vốn 51,7 tỉ đồng, công suất 200 tấn/ngày được xây dựng từ năm 2001, nhưng mỗi năm chỉ thu mua được 1.000 tấn cà chua. Tiếp theo là Nhà máy Chế biến gạo sau thu hoạch của huyện Đông Hưng, Thái Bình. Được đầu tư 6 triệu USD nhưng khi chạy thử, thiết bị lại không phù hợp với gạo VN nên chỉ sử dụng 10%-15% công suất và chuyển từ vận hành tự động sang vận hành bằng tay.

Với số vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng đến nay có công viên ở Hà Nội còn đang xây dựng dở dang, có nơi chưa xây xong đã bị đề nghị phá bỏ do không phù hợp quy hoạch hoặc không có ai muốn vào. Còn dự án Trường THPT Năng khiếu Nguyễn Thị Định do Sở TDTT TPHCM làm chủ đầu tư, vốn 106 tỉ đồng đã hoàn thành năm 2004 và tiến hành chiêu sinh nhưng đối tượng đúng tiêu chuẩn chỉ được 2 học sinh lớp 6 và 4 học sinh lớp 10. Trong khi đó, TPHCM đã có một trường cùng mục đích đã hoạt động từ năm 2003.

Thi nhau xẻo đất công

Có điểm mới so với bản “danh sách đen” năm 2005, năm nay, Tổng hội Xây dựng VN còn đưa vào danh sách 30 vụ vi phạm đất đai trong các dự án xây dựng, chiếm dụng đất công và giải phóng mặt bằng ở một số địa phương. Đơn cử, tại TP Hải Phòng, dự án tái định cư tại quận Ngô Quyền gồm 99 lô, rộng 7.500 m2 nhưng có tới 70 lô bán cho cán bộ quận và TP không hề liên quan tới di dời, giải tỏa. Tương tự, tại dự án tái định cư của TP Nha Trang, Khánh Hòa, 23 cán bộ của tỉnh và TP vốn không thuộc diện tái định cư nhưng vẫn được chia đất. Có những nơi cán bộ và dân thi nhau lấn chiếm đất công với diện tích không nhỏ như TP Cần Thơ 18 ha, hay TP Huế với gần 60.000 m2.

Tại TPHCM, có dự án, chủ đầu tư bán đất được 560 tỉ đồng nhưng không nộp thuế, 4 công ty nợ quyền sử dụng đất 16 tỉ đồng. Đáng nói hơn, những vụ lấn chiếm, tham nhũng đất công phần lớn lại rơi vào một số người là cán bộ, viên chức Nhà nước. Trong khi đó, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư cũng không được tiến hành công khai, minh bạch. Nhiều nơi phát sinh tiêu cực gây bức xúc trong dân, khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án, làm nản lòng nhà đầu tư...

Há miệng mắc quai

Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, có 5 tác nhân gây “bệnh” thất thoát, lãng phí chính cần được khắc phục một cách tích cực. Đó là, các chủ thể tham gia đầu tư, xây dựng chưa thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách, luật pháp xây dựng. Các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, xây dựng chưa làm đầy đủ trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra, nhất là những dự án lớn, làm dàn trải khắp cả nước như dự án kiên cố hóa trường học, kiên cố hóa kênh mương...

Lãnh đạo một số địa phương còn chủ quan, duy ý chí muốn đẩy nhanh quá trình phát triển của địa phương nên đã quyết định đầu tư tràn lan theo phong trào mà không nghiên cứu kỹ thị trường và đặc điểm của địa phương mình. Tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, chữ tín trong sản xuất kinh doanh xuống cấp dẫn đến những hiện tượng phổ biến như làm ẩu, ăn cắp vật liệu, khai khống khối lượng, thông đồng A - B rút tiền chia nhau. Công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xét xử chưa nghiêm túc, kịp thời, chưa làm bài học răn đe mạnh mẽ.

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN Nguyễn Mạnh Kiểm nhấn mạnh: “Những sai phạm trong đầu tư xây dựng không có gì mới mẻ. Đây là vấn nạn nhiều năm nay và việc sai phạm là có hệ thống. Do trên sai, dưới cũng sai nên dẫn đến tình cảnh “trên bảo dưới không nghe”!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo