3. Tuyến ống dẫn khí Bà Rịa - Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), đã bị các đơn vị tham gia xây dựng chiếm hưởng trái phép 16,65 tỉ đồngđồng vốn ngân sách. 4. Tất cả 42 khu vui chơi giải trí ở xã, phường (thành phố Đà Nẵng), tổng mức đầu tư 7,5 tỉ đồngvà 73.000 USD hiện đang phơi nắng, thành bãi hoang phế. 5. Chung cư cao tầng khu đô thị mới Đại Kim Hà Nội (15 tầng - 136 căn hộ), khi thi công mới phát hiện tính thiếu khối lượng thép 219 tấn (tương ứng 1 tỉ đồng). 6. Từ năm 1995 đến nay, quỹ nhà tái định cư ở Hà Nội đã đưa vào sử dụng khoảng 3.000 căn hộ. Thường chậm tiến độ, chất lượng xấu, không đồng bộ hạ tầng, vị trí tái định cứ bất hợp lý, chưa sử dụng đã xuống cấp. 7. Đường chạy điền kinh nhiều sân vận động chất lượng kém, do công ty nhận thầu đã dùng vật liệu thi công giả danh nước ngoài, nhưng lại sản xuất trong nước, có chất lượng thấp. 8. Đường liên cảng A5 (TPHCM) không bảo đảm chất lượng. Đã phải dỡ bỏ, làm lại 750 m/2.700 m đường. 9. 2000 ngôi nhà tình thương cho dân nghèo ở tỉnh Bình Phước, vốn đầu tư mỗi nhà 6 triệu, tổng chi phí 12 tỉ đồng. Nhưng thực tế chỉ chi 3 triệu/mỗi nhà (giảm 50%) nên chất lượng công trình kém, nhà xây xong dân không dám vào ở. 10. Dự án Trung tâm chế biến thủy sản xuất khẩu tại khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), chưa thực hiện đã quyết toán khống 430,6 triệu, chi ngoài danh mục công việc được duyệt 224,1 triệu. Dự án này bỏ dở và chuyển mục đích sử dụng, sơ bộ thất thoát 1,6 tỉ đồngbằng 9,8% vốn đầu tư. 11. Đường song hành với xa lộ Hà Nội (TPHCM) đã 5 lần thay đổi quy mô, cấp độ đường, 5 km đường đã thi công chất lượng xấu sẽ phải phá bỏ. 12. Một số công trình đầu tư theo chương trình 135 cho các xã đặc biệt khó khăn ở miền Trung. Tây Nguyên không có hiệu quả: - Công trình thủy lợi làng O. làng Cúc huyện Ia Grai (Gia Lai), đầu tư hơn 1 tỉ; 3 giếng nước sinh hoạt ở huyện Nam Giang (Quảng Nam), đầu tư hơn 1 tỉ đồngđang phải đắp chiếu vì không có nước - 3 chợ huyện Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) và 1 chợ ở Bông Krang (Đắk Lắk), đầu tư trên 600 triệu đồng, đã bỏ không từ năm 2000; - Chợ Trà Kê, chợ Ea Cha Rang và 12 giếng nước ở tỉnh Phú Yên, đầu tư gần 2 tỉ đồng đã không sử dụng hơn 3 năm nay; - Công trình nhà văn hóa cộng đồng Ea Ver buôn Đôn (Đắk Lắk) đầu tư trên 100 triệu đồng bằng vốn ngân sách, đặt ở giữa rốn nước của vùng, nên dân không nhận bàn giao sử dụng. Trạm y tế xây dựng cách đây 5 năm do huyện đầu tư đang bỏ hoang. 13. Bán thầu hưởng chênh lệch khi xây dựng nhà thi đấu Phú Thọ TPHCM: - Đơn vị trúng thầu chuyển nhượng 3 gói thầu hệ thống cấp thoát nuớc, chống sét, phòng cháy chữa cháy lấy chênh lệch 2,8 tỉ đồng/19,3 tỉ giá trị hợp đồng, chiếm 11,8% - Công ty kiểm định xây dựng khoán lại cho đơn vị thành viên hưởng 283,9 triệu/658,4 triệu giá trị hợp đồng, chiếm 43%. Một đơn vị trún thầu thi công hạ tầng bán lại thầu cho Công ty TNHH hưởng 205 triệu đồng. Một Tổng công ty xây dựng trúng thầu giao khoán cho Công ty Cổ phần thành viên. Nhưng Công ty này bán thầu lại cho 5 đơn vị khác lấy 1,8 tỉ. 14. Dự án san nền khí Điện đạm Cà Mau không bảo đảm chất lượng ,đơn vị tư vấn thiết kế không ký biên bản, nhưng vẫn được Ban quản lý nghiệm thu. 15. Kiêm cố hóa kênh mương ở Phú Yên (4 huyện: Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh) có 56/57 công trình quyết toán khống 2,2 tỉ, chiếm 10,65%. Huyện Đồng Xuân có 26/27 công trình quyết toán khống 1,1 tỉ. Huyện Tuy An, một số công trình do Ủy ban xã làm chủ đầu tư quyết toán khống 56% (kênh N2/CK1 xã Âu Dân). 16. Nhà thi đấu đa năng Bà Rịa - Vũng Tàu, đầu tư 42,2 tỉ đồng, xây dựng xong không sử dụng được để biểu diễn, chiếm phim vì tiếng ồn. 17. Cảng Thị Vải vừa thiết kế, vừa thi công, chậm tiến độ 24 tháng, phải chi thêm 50,2 tỉ. Chất lượng kém, phải khắc phục lún, nứt, tăng thêm 60 tỉ. Tính toán sai định mức đơn giá, chi sai chế độ, thông đồng mua bán vật tư kém chất lượng... vượt dự toán 134 tỉ. 18. Dự án cụm tuyến dân cư chống lũ chất lượng kém: - Tỉnh Đồng Tháp: Cụm tuyến huyện Tam Nông: nhà xây liền kề mái tôn, tường gạch, không có hạ tầng vệ sinh cống thoát nước, tường lở, nhà dột; tỉnh Long An: Cụm Vĩnh trị, Tà Nu, Bình Tứ (huyện Vĩnh Hưng) thanh toán khống 311 triệu. Cụm Vĩnh Chân thanh toán khống 208 triệu, cụm Hưng thạnh thanh toán khống 267 triệu; Cụm Vĩnh châu B công ty san lấp nhận thầy 21,451 đ/m3, sang tay cho đơn vị khác giá 11,500 đ/m3 thu lợi 2,2 tỉ/4,5 tỉ đồngđồng giá trị san lấp; Cụm làng Cớn, xã Thái Trị (huyện Vĩnh Hưng) chi khống giải phóng mặt bằng 570 triệu đồng. Tỉnh Kiên Giang: Cụm Giồng Riềng, 908 căn nhà đã xây dựng xong, nhưng chỉ có 334 căn hộ vào ở, số còn lại chất lượng công trình quá kém, không có điện nước nên dân không ở. 19. Làng tái định cư Đồng Lớn (Quảng Ngãi). Vốn đầu tư 7,3 tỉ đồngđồng, có 300 căn nhà, trường cấp 1, nhà mẫu giáo, trạm y tế, trụ sở hành chính, trạm bơm, đường điện... nhưng xa, điều kiện làm ăn khó, nên dân không vào ở đã 7 năm nay. 20. Hà Nội đầu tư hàng trăm tỉ đồngđồng xây chợ. Hai năm qua có 4 chợ Xuân đỉnh, đền Lừ, Quảng An, Hải Bối trị giá 17 tỉ đồngđồng không có người vào buôn bán, công trình đang xuống cấp. 21. Trạm bơm Khai Thái Hà Tây đầu tư 45 tỉ. Chất lượng kém không sử dụng được. 22. Toàn tỉnh Tiền Giang có 11 khu vui chơi trẻ em cấp xã quản lý, 8 khu do cấp huyện quản lý, chi phí gần 3 tỉ đồngđồng đang bỏ hoang, hư hỏng, không sử dụng được. 23. Nhà may chế biến sắn Lương An Trà (An Giang), đầu tư 48,3 tỉ đồngphải tháo dỡ đi nơi khác, vì không phù hợp với vùng ngập úng. 24. Hồ bơi Phú Thọ (TPHCM); Hồ lớn khai khống và thất thoát 511 triệu đồng; hồ nhỏ khai khống và thất thoát 89,6 triệu đồng. 25. Trường học mới xây ở Cà Mau thất thoát hơn 2,5 tỉ đồng, chiếm 4,5% vốn đầu tư. Trong đó có 35% số lượng trường xây dựng chất lượng kém. 26. Dự án khôi phục 9 cầu đường sắt tuyến, Hà Nội - TPHCM sai phạm 14,695 tỉ đồng, bằng 13,5% so với tổng số vốn được kiểm tra. 27. Dự án xây dựng xưởng đóng tàu thuyền Sông Đốc (Cà Mau). Tổng mức đầu tư 13,1 tỉ đồngđồng. Khai khống khối lượng, ăn bớt vật tư, chỉ sai mục đích... mất 2,8 tỉ đồngđồng, chiếm 21,3% vốn đầu tư; 28. Đơn vị trúng thầu mở rộng đường DT-745 (Bình Dương) đã bán thầu lại hưởng chênh lệch 124,5 triệu đồng. 29. Cảng cá Cát lở quyết toán 218,6 tỉ đồng, nhưng giá trị thực tế 72,6 tỉ đồng chênh lệch 146 tỉ đồng không giải thích nổi. 30. Cảng cá Cà Mau đầu tư 28 tỉ đồng xây dựng cách xa biển phải chuyển thành chợ cá. 31. Cảng cá Trần Đề (Sóc Trăng) vốn đầu tư 26,5 tỉ đồng, không sử dụng được vì quá thấp, thường xuyên bị ngập nước biển. 32. Đầu tư tàu đánh cá xa bờ ở Quảng Bình chi phí 39,8 tỉ. Chi có 1/38 chiếc tàu hoạt động, còn 37 chiếc năm trên bờ. 33. Công trình hồ chứa nước Đồng Xoài (Bình Phước). Sau khi thi công 1 năm phải dừng vì khảo sát sai, chi phí hết 2 tỉ đồng. 34. hệ thống cấp thoát nước tưới và nước sinh hoạt huyện Tà Lùng (Cao Bằng) đầu tư 6,38 tỉ, hoành thành 2001. Nay không dùng để tưới và nước thì ô nhiễm nên không dùng dược trong sinh hoạt. 35. Hệ thống kênh thủy lợi (Hà Giang), đầu tư 12 tỉ đồng, không dùng được vì kênh nổi nằm sâu dưới mặt đất, đoạn nổi cao nhất cũng thấp hơn mặt ruộng 1 m. 36. Công trình thủy lợi Ma Chi (Hà Giang) đầu tư 8,77 tỉ đồngđồng không dùng được, vì nước bị ô nhiễm và bị rút ruột gần 400 triệu đồng. 37. Phân xưởng xử lý rác ở Đồng Nai tổng kinh phí 5,8 tỉ đồng, hoạt động được 7 ngày thì phải ngừng vì công nghệ quá lạc hậu. 38. Nhà máy xử lý rác Tân Thành (Bà Rịa- Vũng Tàu) chi phí đầu tư 24 tỉ đồng, chỉ hoạt động 40-50 công suất, máy móc hư hỏng nặng, công nghệ lạc hậu phải đập bỏ để xây nhà máy xử lý rác mới, trị giá trên 4 triệu USD. 39. Quá trình xây dựng cầu Hoàng Long (tuyến Hà Nội- Vinh ) đã thất thoát gần 3 tỉ đồng. Chất lượng xây dựng kém, phải đầu tư thêm 10 đồng tỉ để sửa chữa. 40. Đền bù dự án đường Bình Triệu 2 (TPHCM) sai đối tượng làm thất thoát 9,5 tỉ đồng. 41. Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Bình Phước đầu tư 25 tỉ đồng. Mới đưa vào sử dụng đã bị lún, dột thấm ở ký túc xác, phòng học, thí nghiệm... 42. 100 nhà tránh lũ Bến Trễ (Quảng Nam) với vốn đầu tư 2 tỉ đồng, bỏ hoang hơn 4 năm không có người ở. 43. Chương trình “Mía đường” đã làm cho 38/44 nhà máy hiện có phải đóng cửa do ngập sâu trong nợ nần. Tính đến hết năm 2002, các nhà máy đường lỗ 2,75 tỉ đồng, dư nợ của Chương trình là 5008. 44. Cảng thương mại Năm Căn (Cà Mau) xây dựng sai thiết kế, sai quy triình kỹ thuật nên vừa xây dựng vừa chỉnh sửa phải chi đến 117 tỉ đồng. Bờ kè dài 300m, chi 7 tỉ đồng đầu tư, vừa làm xong bị sụt lở hoàn toàn. 45. Bến xe liên tỉnh thành phố Cần Thơ đầu tư 15 tỉ đồng, nhưng chưa có đường cho xe ra vào. 46. Năm chiếc cầu bê tông xây dựng ở Kiên Giang từ năm 1998, đầu tư 500-600 triệu/cầu, đến nay vẫn không sử dụng được, vì không có đường lên cầu và xây dựng chỗ dân không cần qua lại. 47. Nhà máy nước sạch Bắc Thăng Long- Vân Trì Hà Nội hoàn thành tháng 9-2004, vốn đầu tư 250 tỉ đồng. Hiện nay công trình không đồng bộ về điện, đường ống, máy bơm... nên chưa vận hành được.48. Trụ sở ban dân vận và trụ sở huyện đoàn Phú Quốc, chất lượng xây dựng xấu, bớt xén vật tư, do một số hang mục phải đập bỏ làm lại, lãng phí hơn 2 tỉ đồng. 49. Nhà Văn hóa huyện Phú Quốc đầu tư 1,5 tỉ đồng. Đã chi tiêu 660 triệu, mới phát hiện sai thiết kế không sử dụng được. 50. Công trình cải tạo nâng cấp hệ thống cấp và thoát nước TPHCM sai phạm kinh tế 221,3 tỉ đồng. 51. Đường tỉnh lộ 883 Bến Tre do thiếu trách nhiệm của đơn vị tư vấn, nên đã làm tăng 192,2 triệu so với giá trị trúng thầu. Đơn vị thi công làm sai thiết kế, gian lận khối lượng giá trị lên đến 1,55 tỉ đồng. 52. Cảng cá An Thủy- Ba Tri (Bến Tre) thiết kế trùng lắp, tính sai đơn giá, tăng khói lượng xây lắp, thất thoát 170,43 triệu đồng. Tăng 140,35 triệu đồng so với giá trúng thầu. Thanh toán khống khối lượng 380,6 triệu. 53. Công trình đường Thạch Yên- Cộng sự (Kiên Giang) thất thoát 58,6% vốn đầu tư. 54. Đơn vị trúng thầu xây dựng đường 877B (giai đoạn 1- Tiền Giang) đã bán thầu hưởng chênh lệch 144 triệu đồng. 55. Sân vận động Hòn Tre, huyện Kiên Giang (Kiên Giang) thất thoát 51% vốn đầu tư. 56. Dự án lát vỉa hè các tuyến đường trong thành phố Mỹ Tho bị bớt xén, quyết toán không 104,48 triệu đồng/730,15 triệu đồng vốn đầu tư (chiếm 16% giá trị xây lắp) 57. Công trình thủy lợi xã Tân Quang, huyện Bắc Quang (Hà Giang), thanh toán khống khối lượng chưa thi công 627,2 triệu đồng, bằng 10,48% vốn được kiểm tra. 58. 12 công trình giao thông nông thôn Hà Tĩnh chất lượng kém, 1,2 tỉ đồng không đủ điều kiện thanh toán. 59. Công trình thủy lợi Gò Miếu (Thái Nguyên). Vốn đầu tư 30,9 tỉ đồng. Nghiệm thu khống khối lượng 3,8 tỉ đồng.
Bình luận (0)