xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

70 năm Ngục trung nhật ký

Phong Lê

Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) được Bác Hồ hoàn tất từ năm 1943, đến năm 1960 thì đến với công chúng (bản dịch). Trong 23 năm ấy, bản thảo của tuyển tập này nằm ở đâu, ai giữ…? Đến nay, rất ít người biết về những chuyện này

ăm 1943 là năm Bác viết xong Ngục trung nhật ký với bài cuối cùng là bài Kết luận: Sáng suốt, nhờ ơn Hầu Chủ nhiệm,Tự do trở lại với ta rồi;Ngục trung nhật ký" từ đây dứt,Tái tạo ơn sâu, cảm tạ người (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Sát dưới bài là mấy dòng: "29-8-1942 10-9-1943 Hoàn" - chữ Hán, tức là Hết.

Năm 1960 là năm bản dịch Nhật ký trong tù đầu tiên ra mắt bạn đọc.

Ðầu năm 1960, khi tôi về công tác ở Viện Văn học thì viện đang trong không khí chuẩn bị cho sự ra mắt long trọng lần đầu bản dịch Ngục trung nhật ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân sinh nhật lần thứ 70 của tác giả. Trong quãng đời nghề nghiệp của mình, tôi đã từng viết và nói về sự nghiệp thơ văn của Hồ Chí Minh và về Nhật ký trong tù, thế mà mỗi lần chạm phải câu hỏi hoặc tự mình đặt câu hỏi "Ngục trung nhật ký từ đâu đến?" hay nói cho cụ thể hơn "trước khi đến Bảo tàng Cách mạng, Ngục trung nhật ký nằm ở đâu?", tôi đều tìm cách tránh câu trả lời, có khi chỉ trả lời cho qua chuyện.
 
img
Xem triển lãm “Nghệ thuật thư pháp Hàn Quốc về tác phẩm Nhật ký trong tù của Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội). Ảnh: TTXVN
 
Ðại loại là có ai đó đã lưu giữ hoặc phát hiện ra Ngục trung nhật ký và đưa vào Viện Bảo tàng Cách mạng… Cố nhiên, chuyện Hồ Chí Minh làm thơ trong tù thì đã nhiều lần được tác giả nói đến, như trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1949) của Trần Dân Tiên, Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963) của T.Lan… Hoặc kể cho Lê Tùng Sơn nghe, hồi tác giả còn ở Trung Quốc. Và về sau, trên Báo Ðồng minh số ra ngày 6-6-1946, T.S có đoạn ghi lại: "Cụ đưa cho tôi xem quyển thơ mà ít người được Cụ cho biết. Ðó là quyển sách đóng bằng giấy hàng tốt vừa, to bằng bàn tay, với nhan đề Ngục trung sinh hoạt (Cuộc sống ngục tù). Trang bìa đầu vẽ hai cánh tay bị trói do chính tay Cụ vẽ lấy. Tôi chỉ nhớ mỗi một bài đầu của cuốn sách đó"…

Nhưng còn chuyện sau khi ra tù, cuốn sổ thơ ấy được lưu giữ như thế nào thì ngoài Hồ Chí Minh, vẫn chưa có ai được biết.

Trở lại chuyện Nhật ký trong tù - bản dịch và in lần đầu tiên vào tháng 5-1960 sau một năm bận rộn của Viện Văn học. Tôi tin là những người tổ chức việc viết lại chữ Hán, phiên âm, dịch và ấn hành Nhật ký trong tù như Tố Hữu, Ðặng Thai Mai, Hoài Thanh, Phạm Phú Tiết, Nam Trân… đều biết rõ lai lịch của nó nhưng chưa ai một lần nói hoặc ghi lại đâu đó về vấn đề này. Bản dịch Nhật ký trong tù được gọi là "trọn vẹn" vào năm 1990 và được tái bản trong các năm 1993, 1995, nằm trong bộ Suy nghĩ mới về "Nhật ký trong tù" do Viện Văn học tiếp tục ấn hành thì những chi tiết xung quanh xuất xứ tác phẩm văn học này vẫn chưa sáng tỏ.

Người viết Dẫn luận và là chủ biên Suy nghĩ mới về "Nhật ký trong tù" là GS Nguyễn Huệ Chi vẫn còn để ngỏ cho câu chuyện này: "Bởi sau khi ra đời, tác phẩm đã "chìm" vào giữa bộn bề của lịch sử trong ngót 20 năm, để rồi vào giữa năm 1960 mới lại xuất hiện dưới hình thức bản dịch Nhật ký trong tù và đến tay bạn đọc rộng rãi…" (Suy nghĩ mới về "Nhật ký trong tù" ).

Cuối tháng 4-2003, khi tôi được Bộ GD-ÐT cử làm phản biện cho luận án tiến sĩ: Khảo sát văn bản "Ngục trung nhật ký" và nghiên cứu nội dung, hình thức nghệ thuật tập thơ từ góc độ nhật ký của nghiên cứu sinh Vũ Thị Kim Xuyến thì mới được sự trả lời cụ thể về câu hỏi này. Ðể làm luận án, chị Kim Xuyến đã được Viện Bảo tàng Cách mạng cho tiếp xúc trực tiếp với văn bản chữ Hán Ngục trung nhật ký. Và theo như cách viết của luận án thì văn bản đó đã được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Viện Bảo tàng Cách mạng vào ngày 14-9-1955. Ðây là trích dẫn trong luận án: "… ngày 14-9-1955, nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh đến duyệt nội dung triển lãm về Cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu - Hà Nội, Người đã đưa cuốn sổ tay kèm theo thẻ dự Hội nghị Liễu Châu - Trung Quốc cho đồng chí Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức triển lãm, và Người nói: "Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm, còn giữ đến bây giờ, các cô các chú xem có triển lãm được thì dùng". Và "trong hồ sơ hiện vật về cuốn sổ tay của Hồ Chí Minh có ghi rõ: Ðồng chí Trần Ngọc Chương, Phó Phòng Nghiên cứu sưu tầm - Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đã được chứng kiến lúc Hồ Chủ tịch bàn giao cuốn sổ Ngục trung nhật ký cho Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam".

Nhưng sau tất cả những dẫn liệu trên, câu trả lời về lai lịch Nhật ký trong tù vẫn chưa thật được thỏa mãn. Phải đến bài viết của Hồng Khanh với tiêu đề Niềm vui của Bác Hồ khi nhận lại bản thảo "Nhật ký trong tù", đăng trên Báo Nhân Dân số ra ngày 17-5-2003 thì vấn đề mới thật sự được sáng tỏ.

Vậy là chính Hồ Chí Minh đã giữ theo mình văn bản Ngục trung nhật ký suốt từ năm 1943, sau khi ra tù. Hoàn cảnh chuẩn bị Tổng khởi nghĩa khiến Bác phải di chuyển liên tục nên Bác đã gửi nhờ trong nhà của một đồng bào người dân tộc ở Cao Bằng… Và từ đấy, cho đến giữa 1955, sau ngày giải phóng thủ đô, cuốn sổ theo đường bưu điện lại được gửi về Văn phòng Phủ Chủ tịch để trình lên Bác. Từ đó mới tiếp tục có câu chuyện Bác chuyển giao cuốn sổ cho ban tổ chức một cuộc triển lãm…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo