xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

90% chất thải nguy hại ở đâu?

Thu Sương

Đó là câu hỏi được đặt ra cho các cơ quan quản lý của TPHCM tại hội thảo “Hiện trạng và lựa chọn công nghệ xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế phù hợp với điều kiện Việt Nam” do Hội Môi trường đô thị và KCN miền Nam tổ chức mới đây.

Thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM cho thấy  mỗi ngày TP phát sinh từ 1.900 - 2.000 tấn chất thải công nghiệp, trong đó có 250 - 350 tấn chất thải nguy hại (CTNH), tốc độ phát sinh sẽ tăng khoảng từ 10% - 12%/năm. Ngoài ra còn có khoảng 20 tấn CTNH y tế/ngày. Trên địa bàn TP có 13 nhà máy xử lý CTNH hoạt động, trong đó có một đơn vị Nhà nước là Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị với 2 lò đốt công suất 7 tấn/ngày và 21 tấn/ngày.
Theo đánh giá của  PGS- TS Lê Thanh Hải, Phó Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên TPHCM, chỉ 10% số lượng CTNH phát sinh trên địa bàn TP được thu gom xử lý, 90% còn lại đang đi đâu, ở đâu vẫn không ai biết được. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì số CTNH không kiểm soát được có thể phát tán ra môi trường, gây những hậu quả ô nhiễm khôn lường.
Chưa kể, 10% CTNH thu gom, xử lý được cũng chưa triệt để vì công nghệ  không đồng bộ, một số chất chỉ mới ở mức tiền xử lý hoặc… đổ bậy. Theo tính toán sơ bộ của Hội Môi trường đô thị và KCN miền Nam, giảm 10% lượng chất thải phát sinh sẽ tiết kiệm khoảng 200 tỉ đồng/năm (số tiền phải chi cho việc xử lý chất thải).
Bên cạnh đó, sản xuất sạch hơn cũng là một quy trình mà các doanh nghiệp nên áp dụng nhằm tiết kiệm nguyên - nhiên liệu và chi phí xử lý chất thải. Vì thế, nâng cao nhận thức và tạo các cơ chế khuyến khích về kinh tế hoặc khen thưởng… cũng là một cách giảm lượng chất thải phát sinh.
Điều này được tỉnh Bình Dương tán đồng khi đại diện địa phương này cho hay do nhu cầu kinh tế, chất thải càng có giá trị tái sử dụng và tái chế cao càng được các doanh nghiệp phân loại tại nguồn và lưu trữ cẩn thận. Hiện tỉnh phát sinh khoảng 290 tấn CTNH/ngày, thu gom và xử lý được khoảng 170 tấn, trong đó 90 tấn được tái chế, tái xử dụng, còn lại đốt và chôn lấp.

Theo định hướng chung về xử lý chất thải rắn của Việt Nam đến năm 2020 có 70% - 80% chất thải rắn phải được tái chế, 10% - 15% đốt lấy điện và số còn lại là chôn lấp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo