xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai bảo vệ hạ du?

Tô Văn Trường

Nhiều địa phương ở miền Trung lại vừa oằn mình vì thủy điện xả lũ. Các nhà quản lý đều cho rằng đã thực hiện đúng quy trình vận hành liên hồ chứa mà Chính phủ đã ban hành.

Người dân có quyền đặt câu hỏi: “Việc vận hành các hồ chứa có làm xấu hơn tình trạng lũ lụt hay không?”. Câu trả lời chính xác nhất phải bằng định lượng thì mới dễ dàng phân xử các chủ hồ làm đúng hay sai, kể cả quy trình hiện nay có chuẩn xác không.

Việc này được tiến hành thế nào?

Hiện nay, 11 lưu vực sông đều đã ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị tham mưu trình Chính phủ phê duyệt. Như vậy, với 11 lưu vực sông đều triển khai các mô hình thủy văn/thủy lực (MIKE 11 của Đan Mạch) khá hoàn chỉnh và có chất lượng để nghiên cứu lập quy trình vận hành hồ chứa.

Về tác động của xả lũ các hồ chứa thủy điện, cần thực hiện các kết quả tính toán của 2 kịch bản: Thứ nhất, trên cơ sở các tài liệu đầu vào như lưu lượng đến hồ, lượng mưa khu giữa và vùng hạ lưu, mức nước triều..., kết quả tính toán mô hình MIKE 11 sẽ cho thấy mực nước tối đa (max) và đường quá trình lũ tại các điểm kiểm soát vùng hạ lưu (trường hợp khi chưa có các hồ chứa). Thứ hai, cũng các đầu vào như trên nhưng các hồ chứa tham gia điều tiết lũ theo quy trình vận hành. Kết quả tính toán mô hình MIKE 11 sẽ cho mực nước lũ max, quá trình lũ vùng hạ du.

Từ 2 kịch bản này sẽ biết ngay hiệu quả hay tác hại của hồ chứa trong những trận lũ vừa qua đối với từng lưu vực, các nhà máy có thực hiện đúng quy trình và có hiệu quả hay không hoặc gây ra lũ chồng lũ...

Về việc xả nước của các hồ - đập, có điều liên quan đến khâu quy hoạch cần phải hiểu rõ. Cụ thể: Trước đây, khi thủy lợi và thủy điện chưa phát triển mạnh (1970-1990), quy hoạch thủy lợi cho lưu vực sông cũng đã xem xét các vị trí làm thủy điện và trong quy hoạch đã đề xuất nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du.

Tuy nhiên, về sau, khi thủy điện phát triển ồ ạt, các chủ đầu tư tự làm quy hoạch phát triển thủy điện và chỉ thủy điện mà thôi, không có nhiệm vụ phòng lũ hạ du (khác với nhiệm vụ phòng lũ bản thân công trình). Thậm chí, có những hồ (như Sông Ba Hạ) còn bỏ qua cả nhiệm vụ phòng lũ hạ du mặc dù đã được đề cập trong quy hoạch thủy lợi.

Các hồ thủy điện miền Trung hiện nay, trừ các hồ trên sông Hương là có nhiệm vụ phòng chống lũ hạ du, còn lại đều không có nhiệm vụ phòng lũ hạ du. Bởi thế, khi lũ về, chủ đầu tư chỉ vận hành để bảo toàn công trình. Bảo vệ hạ du chỉ là nhiệm vụ phụ nên những đơn vị hữu quan nói “vận hành đúng quy trình” là theo cái lý đó!

Vấn đề bây giờ là phải xem xét tầm vĩ mô là các hồ này có nên làm nhiệm vụ phòng lũ hạ du không. Trước đây, Viện Quy hoạch thủy lợi đã nghiên cứu và kết luận là không hiệu quả. Cho nên, đã đưa ra chiến lược: miền Bắc cần chống lũ; miền Trung thích nghi với lũ; miền Nam sống chung với lũ. Đáng tiếc, giải pháp cụ thể là gì thì sau này không kế thừa, không tiếp tục nghiên cứu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo