xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ám ảnh hoãn, hủy chuyến bay

Bài và ảnh: TÔ HÀ

Tỉ lệ hoãn, hủy chuyến trung bình của các hãng hàng không nội địa không cao so với thông lệ nhưng dồn vào một số thời điểm. Có hãng tỉ lệ hủy chuyến tăng đột biến đến hơn 2.000% so với tháng trước

Thông tin hành khách vật vờ vì các hãng hàng không hoãn, hủy chuyến bay liên tục trong những ngày giữa tháng 6-2013 cho thấy đây có thể là điều bất thường. Bởi lẽ, lúc này đang vào mùa bay cao điểm hè, trời không sương mù, ít có bão, là giai đoạn hoạt động hàng không ít bị ảnh hưởng nhất do thời tiết trong năm.
 
img

Hành khách có mặt tại các sân bay luôn mong muốn được bay đúng giờ

Liên tục hoãn, hủy

Ngày 25-6, hành khách của Jetstar Pacific (JPA) phải chờ 3 giờ tại các sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất khi nhiều chuyến bay trong ngày bị hoãn, hủy vì 2 máy bay bị trục trặc kỹ thuật.

JPA đang khai thác 5 máy bay A320, mỗi chiếc thực hiện 6-8 chuyến/ngày nên khi 1/3 máy bay trục trặc kỹ thuật, lịch bay bị xé và rất nhiều chuyến bị ảnh hưởng dây chuyền. Nhiều hành khách không được thông báo trước vẫn ra sân bay, hãng phải chuyển sang sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines (VNA).

Đến cuối ngày, JPA phải điều động 1 máy bay thực hiện 2 chuyến bay đêm để giải tỏa hành khách bị nhỡ chuyến dù số lượng hành khách quá ít, không đủ bù đắp chi phí. Đó là chuyến bay TP HCM - Hà Nội lúc 1 giờ ngày 26-6 (hơn 30 khách) và chuyến ngược lại khởi hành lúc 3 giờ cùng ngày(15 người).

Vietjet Air(VJA) gần đây cũng có những chuyến bay bị hoãn, hủy nhiều lần khiến hành khách nổi giận, đơn cử như ngày 2-6 với nhiều chuyến bay bị hủy. Một trong số các chuyến bay bị hoãn, hủy nhiều lần hôm 2-6 là VJ8383 hành trình Đà Nẵng - TPHCM.

Theo dự định, máy bay cất cánh lúc 16 giờ 25 phút nhưng liên tục thông báo hoãn đến 20 giờ 20 phút rồi 21 giờ 55 phút. Ngày hôm sau, hành khách tiếp tục nhận được thông báo giờ khởi hành mới là 0 giờ 40 phút, 2 giờ 15 phút và phải đến 5 giờ 30 phút mới cất cánh. Cả trăm hành khách đã vây kín quầy làm thủ tục, yêu cầu lập biên bản và bồi thường.

VNA trong thời gian gần đây cũng có nhiều chuyến bay không khởi hành đúng dự kiến. Có hành khách mua vé máy bay Hà Nội đi Cần Thơ ngày 26-6 được thông báo bay sớm hơn 1 giờ. Một số chuyến bay trục trặc kỹ thuật ngay trong quá trình cất/hạ cánh khiến hành khách bất an. Các sự cố diễn ra trong tháng 5 và 6 chủ yếu do yếu tố khách quan về kỹ thuật mà nhà chế tạo chưa khuyến cáo.

Mâu thuẫn đến đỉnh điểm

Ám ảnh với việc vật vờ ở sân bay do hoãn, hủy chuyến, có hành khách đã chỉ trích các hãng hàng không là lừa đảo, tung clip lên các trang mạng xã hội, thậm chí lập ra “Hội những người tẩy chay” một hãng hàng không nào đó.

Đáng lưu ý là trong khoảng 2 năm gần đây, hiệu ứng đám đông đã xuất hiện trong nhiều tình huống hoãn, hủy chuyến. Trước đây, “kịch bản” trong những chuyến bay chậm giờ, hủy chuyến là hành khách yêu cầu nhân viên hàng không “chốt” lại giờ bay, yêu cầu gặp lãnh đạo, lập biên bản, trả vé. Tuy nhiên, với nhiều vụ việc xảy ra gần đây, mâu thuẫn giữa hành khách với nhân viên hàng không đã lên đến đỉnh điểm.

Một hãng hàng không cho biết mỗi khi chậm chuyến nhiều giờ và hành khách tụ tập đông ở trước quầy, nhân viên của hãng trước khi “thương thuyết” phải nhanh tay cất hết các vật dụng có thể trở thành “vũ khí” như bình hoa, bút. Thậm chí, trong một số tình huống, nhân viên phải thay đồng phục để “bảo toàn tính mạng” vì rút kinh nghiệm từ vụ có người bị khách đánh phải nhập viện. Mâu thuẫn của nhân viên hàng không với hành khách thường diễn ra căng thẳng nhất ở sân bay quốc tế Cát Bi, TP Hải Phòng và sân bay Vinh, tỉnh Nghệ An vì lực lượng an ninh mỏng.

Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), cho biết quy định của ngành đã nêu rõ trách nhiệm của hãng hàng không khi hoãn, hủy chuyến bay. Chẳng hạn, yêu cầu thông báo lý do cho hành khách nếu nguyên nhân vì lý do chủ quan, hãng hàng không phải phục vụ đồ uống nếu chậm từ 2 giờ trở lên, chậm 3 giờ trở lên phải phục vụ cả ăn - uống; chậm 6 giờ trở lên phải bố trí nơi nghỉ phù hợp...

Theo ông Thanh, Cục HKVN cho biết đang xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ ngành. Theo đó, tất cả các khâu vận chuyển, phục vụ hành khách tại nhà ga… đều được chuẩn hóa thành tiêu chuẩn cơ sở để các hãng áp dụng chung nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của toàn ngành. Dự kiến, bộ tiêu chuẩn cơ sở ngành hàng không sẽ được ban hành và áp dụng từ cuối năm nay.

Theo thống kê, tỉ lệ hoãn, hủy chuyến trung bình của các hãng hàng không nội địa không phải là cao so với thông lệ nhưng lại dồn vào một số thời điểm. Trong đó, có hãng tỉ lệ hủy chuyến tăng đột biến đến hơn 2.000% so với tháng trước.
 

Trong tháng 5-2013, Cục HKVN cho biết VNA có tổng cộng 713 chuyến bay chậm giờ, 186 chuyến hủy trên tổng số 8.404 chuyến. JPA thực hiện 997 chuyến, trong đó 412 chuyến chậm giờ và 15 chuyến hủy. VJA thực hiện 1.375 chuyến, trong đó có 69 chuyến chậm giờ và 48 chuyến hủy.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo