xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Âm vang Hoàng Sa

Bài và ảnh: TỬ TRỰC

(NLĐO) - Tiếng ốc u vang vọng trên khắp đảo, đoàn thuyền câu 5 chiếc được các tộc họ thả xuống biển, cùng những lời cúng yết nhắc nhở người dân luôn nhớ về quá khứ thiêng liêng trên quê hương hùng binh.

Ngày  28 - 4, hàng ngàn người dân, đại diện các tộc họ trên đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi tổ chức những nghi lễ chính của Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và Lễ đón nhận bằng chứng nhận Di sản tiêu biểu phi vật thể Quốc gia và bằng Di tích Quốc gia cho đền làng An Vĩnh. Lãnh đạo các bộ, ngành và hơn 50 đoàn đại biểu đến từ các tỉnh như Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, TPHCM... cũng đến tham dự.

“Lễ để nhắc con cháu đời đời nhớ về đội hùng binh”

Từ lúc 4 giờ, các bô lão là hậu duệ của các hùng binh năm xưa cùng người dân trên đảo đã tập trung về đền làng An Vĩnh (nơi diễn ra các lễ chính) chuẩn bị hương hỏa, lễ vật cho các lễ cúng yết nghinh thần, lễ tế... Đến 6 giờ, các bô lão, nghệ nhân của 13 tộc họ trên đảo, râu tóc bạc phơ dâng hương, đọc sánh lễ trước các bậc thánh thần, tiền hiền đã có công khai phóng hòn đảo. Sau khi làm lễ dâng hương, đến khoảng 6 giờ 30, đội rước lễ của đền gồm: cờ, trống, chiên... tập trung lại sân đình và hướng về phía bến cảng để rước bằng công nhận Di sản tiêu biểu phi vật thể Quốc gia và bằng Di tích Quốc gia. Lễ rước bằng được tổ chức rầm rộ, quanh một đoạn đường khá dài trên đảo như một niềm tự hào của người dân ở Lý Sơn.
img
 Đón rước Bằng di sản phi vật thể Quốc gia tại bến cảng

Cụ Võ Hiển Đạt, một bô lão đại diện cho các tộc họ trên phát biểu: “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là nghi lễ truyền thống hàng trăm năm qua của người dân Lý Sơn được gìn giữ và phát triển từ đời này sang đời khác. Nhân dân trên đảo, dù làm ăn ở đâu xa khi đến dịp lễ cũng về tề tựu, cúng tế. Lễ còn nhắc con cháu đời đời nhớ ơn về đội hùng binh, tiếp nối bước cha ông, tiếp tục giữ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa”.

Đến khoảng 8 giờ, sau các màn múa lân, múa gươm, hát bả trạo, buổi lễ được bắt đầu chính thức bằng nghi lễ Chánh tế, lễ thế lính. Vị thầy pháp đầu đội mũ kim sa, tay ấn pháp, miệng đọc những câu bùa chú... chính là “linh hồn” của lễ tế.
 
Theo lời các bô lão trong Ban khánh tế, vị thầy pháp sẽ “ấn, gửi” hết những tai ương trong cả một quá trình khi các binh phu chấp hành mệnh lệnh của triều đình vào các hình nộm, hình nhân được cúng tế trong lễ. Xung quanh những lời bùa chú của thầy pháp, là âm thanh lúc trầm, lúc bổng của những tiếng ốc u vang vọng khắp đình làng, như kêu gọi hồn tử sĩ từ Hoàng Sa vọng về, nhắc những người dân trên đảo đời đời nhớ về một quá khứ kiêu hùng, thiên liêng của cha ông, dân tộc.
 
Sau lễ chánh tế, 5 chiếc thuyền câu phía trong gắn các hình nộm được 10 thanh niên rước và thả thuyền xuống biển.
img
Rước 5 thuyền câu xuống biển

Theo cụ Nguyễn Cậu: “Việc thả thuyền này không chỉ đơn giản là lễ cúng tế mà qua đó còn để nhắc nhở con cháu, hậu duệ của những hùng binh phải luôn nhớ về cội nguồn. Ngày ấy, dù ra đi trên các thuyền câu bé nhỏ giữa muôn vàng sóng lớn, biết trước ra “Hoàng Sa trời nước mênh mông. Người đi thì có mà không thấy về”, nhưng họ vẫn đi để giữ chủ quyền biển đảo quê hương.

Kết thúc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là lễ đua thuyền truyền thống của người dân vùng ven biển. 

Nơi lưu dấu chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Theo ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, Đình làng An Vĩnh là một nơi đặc biệt ở huyện Lý Sơn, có giá trị lịch sử to lớn trong việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hàng trăm năm trước, đây là nơi Đội Hoàng Sa làm lễ xuất binh, họ đã báo cáo các nghinh thần, tổ tiên về nhiệm vụ của triều đình ra Hoàng Sa, Trường Sa khai thác sản vật và cầu mong thần linh phù hộ... Các hoạt động trên đã có hàng trăm năm qua và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng bắt đầu từ đó với nét văn hóa đậm chất Lý Sơn.
 
Đình làng còn là nơi thờ tự 6 dòng họ, các lớp con cháu kế tục đi Hoàng Sa: Phạm Văn, Phạm Quang, Võ Văn, Võ Xuân, Lê, Nguyễn. Các dòng họ này đã sinh ra các cai đội nổi tiếng trong lịch sử đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải như Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật, Phạm Văn Nguyên...
 
img
 Cụ Võ Chú thổi ốc u tại lễ tế

 
“Đền làng An Vĩnh được công nhận là Di tích Quốc gia cùng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được công nhận là di sản phi vật thể Quốc gia là niềm tự hào của người dân Lý Sơn, góp phần tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau về lòng yêu nước, ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc”, cụ Võ Hiển Đạt nói.
 
Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, dù đảo Lý Sơn tuy nhỏ nhưng qua hệ thống các di tích như Đình làng An Vĩnh, Âm linh tự, nhà thờ các tộc họ Võ Văn, Phạm Quang, Phạm Văn..., các khu mộ chiêu hồn, truyền thuyết về những người thực thi nhiệm vụ trên biển đông và đặc biệt là Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa... nơi đây đã trở thành một “bảo tàng” sống động về chủ quyền của Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cùng những di tích được người dân Lý Sơn gìn giữ là những biểu tượng, niềm tự hào không chỉ cho người dân Lý Sơn mà còn cả nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
 
img
Thả thuyền câu xuống biển



 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo