xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Án tình tàn khốc: Cái ác từ đâu?

HOÀNG LAN ANH thực hiện

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục học Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, ngôi trường “đặc biệt” dành cho những học sinh cá biệt ở Hà Nội đã có trao đổi thẳng thắn về giáo dục làm người bị xem nhẹ trong nhà trường hiện nay

Phóng viên: Qua khảo sát của Văn phòng Chủ tịch nước tại nhiều địa phương về môn đạo đức - giáo dục công dân (GDCD) cho thấy chương trình sách giáo khoa ở bậc THPT không khoa học và nặng nề, thiếu thực tế… Quan điểm của ông thế nào?

- TS Nguyễn Tùng Lâm: Hiện nhiều trường học, học sinh (HS) và cả giáo viên đều coi đây là môn phụ. Bởi không chỉ thời lượng dành cho nó chỉ có 1 tiết/tuần mà cái chính là bộ môn không được đầu tư, không được đánh giá. Việc hình thành phát triển nhân cách của HS đều phải thông qua sự tích hợp của nhiều bộ môn và mỗi bộ môn chỉ tham gia đóng góp được một phần trong công việc chung đó. Môn GDCD không được xem là môn chính, môn công cụ để hỗ trợ cho HS vận dụng giải quyết những vấn đề đang và sẽ diễn ra trong cuộc sống, giúp HS ngày một trưởng thành, hoàn thiện nhân cách.

img
Học sinh cần được giáo dục nhiều hơn về giá trị sống, kỹ năng sống.
Trong ảnh: Một tiết mục văn nghệ của học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TPHCM). Ảnh: TẤN THẠNH

Ông có thể cụ thể hơn?

- Theo quan điểm của tôi, sự hình thành và phát triển nhân cách có thể vẽ theo sơ đồ 3 vòng tròn. Vòng tròn trong cùng là hạt nhân của nhân cách mỗi con người. Đánh giá một con người, có hai mặt chủ yếu là tài và đức. Quá trình giáo dục trong nhà trường giúp các em phát triển dần theo lứa tuổi cả hai mặt quan trọng này.

Vòng tròn 2 chỉ những tác động làm nên nhân cách người học, đó là nhận thức, tình cảm và hành vi. Nhà trường hiện nay đều nặng về giảng đạo lý, HS phải làm gì và tại sao phải làm điều đó nhưng chúng ta ít nghĩ cảm nhận của HS về yêu cầu giáo dục đó ra sao. Ít giáo viên quan tâm và ngoài việc rao giảng kiến thức, giáo viên chưa nghĩ rằng có thể có nhiều con đường khác giúp HS nhận thức vấn đề sâu sắc hơn.

Vòng tròn thứ ba là sự biểu hiện của nhân cách mà các nhà giáo dục hướng tới cho người học, đó là những ứng xử với bản thân, với mọi người, với công việc, sự nghiệp và đối với môi trường tự nhiên, xã hội. Đây là cái đích mà nhà trường phổ thông, mỗi gia đình cần quan tâm và tạo mọi điều kiện để HS hướng tới, cũng chính là thước đo sự hoàn thiện nhân cách của mỗi HS.

Với quan điểm đó, tôi cho là không có môn nào thuận lợi và có thể thay thế môn GDCD trong bồi dưỡng, giúp HS tự hoàn thiện nhân cách. Nó có tầm quan trọng như vậy nhưng hiện nay nội dung chương trình và phương pháp dạy bộ môn GDCD chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Với tư cách là một hiệu trưởng, theo ông, chương trình dạy môn đạo đức, GDCD trong nhà trường cần được cải tiến như thế nào để phù hợp hơn?

- Trước hết, phần triết học và kinh tế chính trị trang bị cho HS có thế giới quan, nhân sinh quan khoa học là đúng nhưng không cần phải bắt HS nhớ nhiều dưới dạng định nghĩa. Phần học về các chủ trương đường lối phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng, Nhà nước cũng không cần mở chương mục riêng như hiện nay bởi ở bộ môn lịch sử, địa lý đã giảng rất cụ thể cho từng giai đoạn rồi.

Phần giáo dục đạo đức cũng cần được đổi mới, cần giúp HS nhận thức sâu các giá trị sống, kỹ năng sống và vận dụng trong cuộc sống hằng ngày, giảm tối đa phần lý thuyết, làm sao để HS cảm nhận, trải nghiệm, thật sự tác động tâm hồn tình cảm các em chứ không đặt yêu cầu trả bài kiểu môn văn, sử.

Về phần giáo dục pháp luật, không cần phải học kỹ về “Nhà nước và pháp luật” như hiện nay, nên tập trung cho HS hiểu biết một số vấn đề quan trọng của bộ Luật Hình sự, Luật Hôn nhân - Gia đình, Luật Phòng chống tham nhũng... để các em có thể hiểu biết về kết hôn, ly hôn, chia tài sản và tham gia khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng như thế nào...

Việc thay đổi nội dung đã quan trọng nhưng thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên môn GDCD còn quan trọng hơn. Giáo viên phải được huấn luyện kỹ hơn về các phương pháp đổi mới dạy học, dạy theo nhóm, theo dự án... Họ còn phải tiếp thu cách dạy theo cảm nhận, theo trải nghiệm của phương pháp dạy giá trị sống, kỹ năng sống.
Giờ dạy GDCD không thể là giờ đọc chép, nó phải thiết thực, sôi động như chính cuộc sống. Cách kiểm tra, đánh giá bộ môn này cũng khác, phải gắn với kết quả thực hành không phải ở trên lớp mà cả về gia đình và chính sự tham gia các hoạt động cộng đồng. Một tất yếu phải đổi mới là việc tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ nguồn nhân lực dạy môn GDCD.

Cần có chính sách đào tạo giáo viên GDCD

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm: Giáo viên được lựa chọn dạy môn GDCD phải là những giáo viên có năng lực, có kiến thức, hiểu biết về triết học, kinh tế chính trị, tâm lý học; có đủ kỹ năng giảng dạy mở, gắn với đời sống HS. Họ có khả năng thuyết trình giỏi nhưng phải biết cách tổ chức hoạt động thực tiễn. Đây là những giáo viên làm nòng cốt cho trường tổ chức các hoạt động tập thể. Từ những yêu cầu này mà các trường sư phạm phải có chính sách tuyển chọn, bồi dưỡng sinh viên sao cho phù hợp yêu cầu mới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo