xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Ẩu” và “liều” gây họa

ĐĂNG KHOA

Ra tù sau hơn 5 năm thi hành án, ông L. N. H - người đã cho thợ đến hàn dàn đèn ở vũ trường Blue, nguyên nhân gây ra vụ cháy ở Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tại TPHCM năm 2002 khiến 60 người thiệt mạng - nói ông sẽ day dứt suốt đời vì đã thiếu giám sát để xảy ra thảm họa trên.

Sau vụ việc trên, tại nhiều địa phương lại xảy ra không ít vụ cháy chết người xuất phát từ ngọn lửa hàn xì. Tia lửa hàn văng ra, gặp vật liệu dễ cháy gây cháy ngầm rồi bùng phát, cộng thêm chập điện khiến vụ cháy lan rộng. Mới đây, ngày 1-11, cả nước bàng hoàng trước vụ cháy ở một quán karaoke trên phố Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy, Hà Nội) làm 13 người thiệt mạng. Trước đó, đã xảy ra vụ cháy cũng từ hàn xì ở xưởng may tại xã Tân Dân (huyện An Lão, TP Hải Phòng) vào ngày 29-7-2011 làm 13 người chết; vụ cháy quán bar Zone 9 (số 9 Trần Thánh Tông, Hà Nội) ngày 19-11-2013 làm 6 người tử vong…

Chắc chắn không chỉ mình ông L.N.H day dứt mà những thợ hàn khác cùng những người liên quan đến các vụ cháy đều cắn rứt lương tâm suốt cuộc đời. Sau vụ cháy ở đường Trần Thái Tông, Cảnh sát PCCC Hà Nội tổng kiểm tra 1.204 quán karaoke trên toàn TP về an toàn PCCC và đặc biệt lưu ý các cơ sở vui chơi giải trí, tập trung đông người, có nguy cơ cháy nổ. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tạm dừng cấp phép karaoke, dẹp bỏ các biển quảng cáo trên 20 m2 làm cản trở công tác PCCC…

Dù chậm vẫn còn hơn không. Tuy nhiên, việc này cho thấy một thực trạng lâu nay ở khắp nước là công tác quản lý các loại hình giải trí thụ động và bất cập, thường chạy theo sự vụ. Sau vụ chìm tàu Dìn Ký ở Bình Dương, chìm tàu du lịch trên sông Hàn (Đà Nẵng), ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)…, cơ quan chức năng địa phương lại tổng rà soát phương tiện và các vấn đề kỹ thuật an toàn. Sau vụ nổ bình gió đá trên đường Ngô Gia Tự, TP HCM vào năm 2000 khiến 5 người chết, 10 người bị thương và báo chí viết về những “quả bom nổ chậm” (bình gió đá) chạy ngời ngời trên phố, toàn TP HCM bắt đầu rà soát, kiểm tra. Sau cái chết của em bé 10 tuổi chạy xe ngã vào tấm tôn trên xích lô thiệt mạng, Hà Nội quyết ngăn chặn phương tiện thô sơ chở hàng nguy hiểm...

Thế nhưng qua một thời gian, mọi chuyện trở lại như cũ. Trên phố vẫn là các bình gió đá đầy hiểm họa; các xe chở hàng cồng kềnh, nguy hiểm. Trên sông là những tàu thuyền chở du khách không mặc áo phao. Những thợ hàn trẻ sử dụng thiết bị hàn cắt không đảm bảo an toàn, không có biện pháp cách ly các vật liệu dễ cháy ra khỏi khu vực hàn cắt…Những nguy cơ gây thảm họa từ sự cẩu thả và liều lĩnh lại tiếp tục hiển hiện trong đời sống thường ngày, trong khi cơ quan chức năng lại buông lỏng và người làm nghề thiếu sự kiên quyết cần thiết.

Thử đặt vấn đề, nếu du khách không mặc áo phao sẽ không cho khởi hành tại các bến ở Mỹ Tho, Cai Lậy trên sông Tiền; ở Năm Căn trên sông Cửa Lớn chẳng hạn, an toàn của khách sẽ được bảo đảm. Đừng vì sự “dễ ngươi” của du khách mà cho qua bởi áo phao sẽ cứu được hành khách khi bị chìm tàu. Cán bộ các ban ngành hãy nghĩ đến thảm họa sẽ xảy ra nếu buông lỏng phận sự. Hãy vì sinh mạng con người mà hành xử để lương tâm được thanh thản mỗi ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo