xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ba bên phải chung tay

QUÝ HIỀN thực hiện

Theo ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM, để người dân tái định cư ổn định cuộc sống, rất cần chính quyền địa phương, chủ đầu tư và người dân bắt tay nhau

Phóng viên: Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM vừa kết thúc đợt giám sát đời sống của người dân sau tái định cư (TĐC). Là trưởng đoàn giám sát, theo ông, tồn tại lớn nhất của công tác đền bù, giải tỏa, TĐC ở TP HCM là gì?
img
Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP HCM rất ít người ở nên việc buôn bán rất khó khăn-

img

Ông Huỳnh Công Hùng: Tồn tại lớn nhất hiện nay chính là chính quyền TP chưa thực hiện công tác điều tra xã hội học về điều kiện sống của người dân diện giải tỏa để bố trí TĐC một cách hợp lý. Lâu nay, các quận - huyện chỉ điều tra về diện tích nhà đất bị thu hồi, hồ sơ pháp lý để đền bù, còn những thông tin liên quan khác lại không làm. Từ đó mới có tình trạng người bị giải tỏa nhận suất TĐC nhưng sang nhượng, cho thuê hoặc quay lại nơi ở cũ để tiện việc làm ăn. Thậm chí, đã có trường hợp lấy tiền đền bù mua đất nông nghiệp ở khu vực đã quy hoạch rồi xây dựng trái phép.

Mục tiêu mà chính quyền TP hướng tới khi thực hiện dự án là góp phần cải thiện chỗ ở cũng như đời sống người dân sau TĐC, tạo điều kiện tốt nhất cho họ hòa nhập nơi ở mới. Nói chung, chính quyền TP phải có trách nhiệm tổ chức lại đời sống của người dân sau TĐC song chưa đạt được mục tiêu này.

Nhiều người dân than phiền cuộc sống của họ sau khi TĐC rất bấp bênh, chỗ ở thay đổi đi kèm với mất việc làm. Ông có đồng tình với nhận xét này?

- Theo tôi, tùy đối tượng, hộ gia đình bị giải tỏa mà có cách đánh giá hậu TĐC khác nhau. Nếu hộ bị giải tỏa thuộc thành phần công chức, chỉ đến công sở làm rồi về nhà thì khi được ở nhà mới, căn hộ chung cư khang trang hơn sẽ phấn khởi. Với người lao động sống bằng nghề buôn bán, chạy xe ôm, phụ hồ thì nhất định bị ảnh hưởng. Ở nơi cũ, họ kiếm sống được với xe đẩy, quán nước, chạy xe thuê nhưng khi lên chung cư, công việc đó lại không dễ.

Để giải bài toán này, cần nhất là sự bắt tay của 3 bên: chính quyền địa phương, chủ đầu tư và người dân TĐC. Chẳng hạn, một siêu thị mọc lên ở khu TĐC thì chính quyền địa phương cần thăm dò, giới thiệu hộ nào có con em có thể làm bảo vệ, bán hàng; chủ đầu tư hỗ trợ tiếp nhận lao động; còn người dân phải trang bị chuyên môn cho mình. Để làm được điều này, cần có một định chế của Chính phủ hay TP để ràng buộc trách nhiệm của các bên.

Những tồn tại quanh chính sách đền bù, cách thức bố trí TĐC ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân. Sau đợt giám sát vừa qua, HĐND TP HCM có đề xuất gì với UBND TP để giải quyết tồn tại này?

- Ban Văn hóa - Xã hội đề xuất UBND TP HCM xem xét giải quyết một số vấn đề lớn với nhiều giải pháp có lợi cho người dân. Một là, giải quyết cho các đối tượng không đủ điều kiện TĐC mua căn hộ trả góp với lãi suất vừa phải trong 50 năm thay vì 10-15 năm như hiện nay. Bên cạnh đó, tùy điều kiện thu nhập và số nhân khẩu, có thể cho hộ dân lựa chọn diện tích căn hộ thuê, không nhất thiết chỉ một loại diện tích quy định.

Hai là, các khu TĐC phải từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bố trí phương tiện công cộng hợp lý nhằm thu hút người dân chọn ở căn hộ TĐC. Ngoài ra, cần sắp xếp lại cách thức tổ chức, hoạt động của các ban quản lý, ban quản trị chung cư theo hướng chăm chút hơn đời sống, sinh hoạt của người TĐC; hướng đến cung cấp các dịch vụ đi kèm như siêu thị, trang bị thang máy (đối với chung cư 5 tầng)...

Ba là, tiếp tục duy trì hoạt động của Quỹ 156 (hỗ trợ và đào tạo, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất) nhằm giúp người TĐC ổn định cuộc sống

Về lâu dài, UBND TP HCM phải điều tra xã hội học một cách kỹ lưỡng về cuộc sống, tâm lý, tình cảm của người dân bị giải tỏa để có hướng bố trí TĐC phù hợp, hỗ trợ sản xuất, nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo đảm an cư lạc nghiệp. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 2-12

Thừa hàng ngàn căn hộ

Theo ông Huỳnh Công Hùng, việc chuẩn bị quỹ nhà đất TĐC nhằm chủ động khi thực hiện các dự án là điều chính quyền TP phải làm. TP còn phải xây dựng thêm quỹ nhà đất TĐC để dự phòng. Trong khi đó, nhiều người dân lại rất dễ thay đổi, đề nghị chính quyền lo nhà TĐC thì mới đi nhưng khi có nhà rồi, họ coi xong lại không nhận!

Bên cạnh đó, Nghị định 69 của Chính phủ quy định đền bù theo giá thị trường nên người dân có xu hướng nhận tiền hơn là nhận suất TĐC. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến dôi dư quỹ nhà đất TĐC với hàng ngàn căn hộ. “TP đã có chương trình chuyển đổi nhà ở TĐC sang nhà ở xã hội để thu hồi kinh phí, đầu tư trở lại các công trình, dự án quan trọng khác” - ông Hùng cho biết.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo