Dưới đây chúng tôi trích đăng một phần cuộc trao đổi giữa báo chí và bà Yến.
* Hỏi: Bà nghĩ thế nào về con số 100% đại biểu Ủy ban MTTQ Việt Nam đề nghị bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của bà vì bà đã khai lý lịch không trung thực?
- Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Tôi hiểu rằng biểu mẫu khai lý lịch do Ban bầu cử chưa đầy đủ nên những người tham gia ứng cử tin rằng việc đã ly hôn không cần phải khai. Bởi có rất nhiều đại biểu khác cũng đã từng ly hôn và hầu như không ai khai về người chồng hay vợ đã ly hôn cả. Đó là sự thật. Cử tri mong muốn được biết về những đại biểu mà họ bầu, chuyện đó hoàn toàn chính đáng. Tôi nghĩ đây là bài học lớn trong công tác tổ chức để sau này làm chặt chẽ hơn để không xảy ra tai nạn như thế.
* Trong một lần báo Tuổi Trẻ có gửi câu hỏi và bà trả lời do Ban Tổ chức chưa làm tốt công tác hướng dẫn kê khai lý lịch cho ứng cử viên, dẫn đến bà kê khai lý lịch không đầy đủ, rõ ràng. Có đúng bà đã nói vậy không?
- Hoàn toàn đúng thế. Tôi kê khai nhưng không được ai hướng dẫn. Ngày 14-3-2010, Bộ phận hành chính của tôi nộp hồ sơ cho Sở Nội vụ tỉnh Long An, sau đó họ trả lại vì chưa đạt yêu cầu, yêu cầu bổ sung một số nội dung nhưng không yêu cầu khai người chồng đã ly hôn, cũng không đề cập đến việc ứng viên đã từng vào Đảng chưa. Ngày 18-3-2010, hạn cuối nộp hồ sơ, tôi nộp lại và bổ sung những gì họ yêu cầu và Sở Nội vụ thấy đáp ứng nên họ đã chấp nhận.
* Lý lịch cá nhân của bà lâu nay khai như thế nào?
- Lâu nay chưa có ai khai về người đã ly hôn vì về mặt pháp lý là không còn ràng buộc. Lý lịch bản thân thể hiện pháp lý liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của người đó. Tất cả các ĐBQH khóa XIII và rất nhiều đại biểu các khóa truớc, việc ly hôn xảy ra hàng ngày trên thế giới,VN có bao nhiêu triệu triệu người ly hôn và chắc chắn không có ai khai về người đã ly hôn.
* Bà có thể trình bày thêm về “vụ án ly hôn kỳ lạ” của bà, gây dư luận trong thời gian qua?
- Nếu yêu cầu trình bày về việc cả vụ án ly hôn thì không có thời gian để trình bày và đó cũng là vấn đề riêng tư cá nhân. Ai cũng có sự riêng tư, mỗi người một cảnh. Không có người có lương tri nào muốn nỗi đau của mình nhai đi nhai lại, phơi bày trên mặt báo hết ngày này qua tháng nọ.
* Tôi nghĩ không phải là vấn đề riêng tư. Cho đến bây giờ bà vẫn là ĐBQH, đại diện cho cử tri của mình, những gì liên quan đến ĐBQH là vấn đề chung, cử tri có quyền biết về những vấn đề họ thắc mắc…
- Dù là ĐBQH, tôi cũng là con người bình thường như bao người khác. Không phải chỉ một mình tôi ly hôn. Nếu nói theo ngôn từ của các nhà báo là vụ ly hôn “kỳ lạ” thì cũng không vì thế mà có quyền để bơi móc đời tư người khác.
* Bà đưa đơn ly hôn ra TAND tỉnh Long An có hợp pháp hay không vì bà đã không đăng ký ghi chú hôn nhân ở Sở Tư pháp Long An?
- Tôi đã nộp đơn ly hôn tại tòa án nơi tôi làm việc là Công ty CPĐT&CN Tân Tạo đặt tại quận Bình Tân, TPHCM. Nhưng sau đó họ hướng dẫn tôi nộp đơn ly hôn tại nơi tôi thường trú. Sau đó họ lại trả đơn vì ông Jmmy Trần là người nước ngoài có đăng ký tạm trú dài hạn ở Đức Hòa (Long An), vì vậy họ yêu cầu chúng tôi nộp hồ sơ ly hôn ở huyện Đức Hòa. Thời điểm đó ông Jimmy Trần ở đây, tôi và ông Jimmy Trần cùng nộp hồ sơ ly hôn ở Đức Hòa. Chúng tôi có thỏa thuận muốn ly hôn nhanh và âm thầm, không để ai biết đến vì bản thân ông ta cũng muốn được ở lại Việt Nam để làm việc. Bản thân tôi, ở cương vị như tôi chắc chắn không bao giờ muốn những điều xấu của mình, nỗi đau của cuộc đời mình thành lời đàm tiếu của mọi người. Toàn bộ hồ sơ được cung cấp cho tòa án. Tháng 7-2010 xảy ra việc ông Jimmy Trần về Mỹ. Vì có lệnh truy nã nên ông không quay về Việt Nam. Ngày 4-8-2010, ông nộp hồ sơ ly hôn ở tòa án hạt 309, TP Houston, bang Texas. Hồ sơ ly hôn nộp ở Đức Hòa hoàn toàn hợp lý. Sau khi ông Trần về Mỹ, TAND Đức Hòa nói không thể tiếp tục thụ lý mà chuyển TAND tỉnh Long An. Theo quy định của luật pháp TAND tỉnh mới được quyền thụ lý đối với những trường hợp như vậy. Tôi tin chắc rằng việc nộp hồ sơ ở Long An là hợp pháp. Tôi cũng tin Tòa án là cơ quan pháp luật, khi đã chấp nhận hồ sơ, cấp biên nhận thụ lý vụ án thì không thể nói họ làm sai luật pháp và không có quyền xử vụ ly hôn này.
- Quan điểm của tôi là như thế. Có lẽ nói là lỗi ở Sở Nội vụ hoặc Ủy ban bầu cử cũng không hẳn như vậy. Tôi tin tất cả mọi người đều làm việc hết sức có trách nhiệm. Họ cố gắng để chọn đại biểu có năng lực, trình độ, tư cách, phẩm chất đạo đức để cử tri bầu. Tuy nhiên, cuộc sống là sự vận động. Đây cũng chính là sự vận động. Tại thời điểm đó tất cả mọi nguời cũng như bản thân tôi không hề nghĩ đến chuyện mà ngày hôm nay xảy ra. Vì nếu đã nghĩ đến việc như thế này thì đương nhiên tôi sẽ khai. Vì việc ly hôn của tôi báo chí đã đăng từ rất lâu, giấu giếm, né tránh làm sao được. Hay vấn đề đảng viên, tôi được kết nạp vào đảng ở Quận 5- TPHCM, từng sinh họat hàng chục năm chứ không phải tôi được kết nạp đảng ở chiến khu Việt Bắc hay trong chiến tranh gì đó mà không ai có thể tìm hiểu, xác minh được. Cho nên nếu nói cố tình giấu giếm hay né tránh là không có. Đó là điều chắc chắn. Bản thân các đồng chí trong Ủy ban bầu cử chịu trách nhiệm về điều này cũng có thể sơ sót. Cuộc sống vận động và phát sinh ra thế này, tôi tin chắc rằng sau này Ủy ban bầu cử các khóa sau sẽ bổ sung cho chặt chẽ hơn.
* Bà cho rằng đây là “tai nạn”, cần hoàn thiện để sau này không ai vướng phải. Nghe bà trình bày thì có vẻ như là bà bị oan. Không chỉ báo chí mà nhiều người có trách nhiệm khẳng định bà không trung thực. Nguy cơ bãi miễn tư cách ĐBQH là rất lớn nhưng do lỗi ở đâu đó chứ không phải do bà. Bà cho rằng mình trung thực, vậy sao bà không quyết tâm bảo vệ sự trung thực của mình?
- Tôi rất cám ơn anh. Để một sự thật được mọi người thấu hiểu, đặc biệt với thông tin một chiều cả một năm trời đến ngày hôm cử tri trên khắp cả nước đều hiểu không đúng về tôi. Trước sức ép rất lớn, bản thân tôi thấy một điều rất đáng tiếc vì chuyện cá nhân của mình đã làm cho bao cơ quan tốn thời gian, bao nhiêu ĐBQH từ cấp cao nhất đến đại biểu bình thường trên khắp cả nước bị cử tri chất vấn. Điều đó là hậu quả của việc báo chí đăng tải thông tin không chính xác,có tính cách bôi nhọ. Tôi đã viết đơn trình bày như tôi đã chia sẻ trên báo Vietnamnet, tôi sẵn sàng chấp nhận mọi quyết định của tổ chức. Tuy nhiên tôi cũng yêu cầu làm rõ 3 vấn đề, không phải cho cá nhân tôi, vì việc của cá nhân tôi cả thế giới đều biết. Cần làm sao để rồi sau này không có ai rơi vào trường hợp đáng tiếc như vậy. Vì vậy, tôi kiến nghị Ủy banThường vụ QH và Ban công tác đại biểu của QH 3 vấn đề: -1/ Tôi biết giả sử nếu trong QH khóa XIII không phải chỉ một mình tôi mà có vài trường hợp tương tự trước đó là đảng viên, tại thời điểm ứng cử không là đảng viên, chúng tôi không quen biết nhau nhưng tất cả họ đều khai như nhau. Khai theo biểu mẫu không đáp ứng mong mỏi của cử tri khác xa với khai man.-2/ Đề nghị QH làm rõ có nhiều trường hợp ĐBQH cũng ở trong tình trạng ly hôn như tôi có ai khai không?- 3/Từ tháng 11-2011 tôi đã có văn bản gửi Ban Công tác đại biểu của QH về vấn đề khi tôi làm việc với Ban này, tôi phát hiện bản lý lịch của tôi đã bị sửa đổi, tẩy xóa viết thêm bằng tay. Cụ thể là trong mục khai về người chồng, tôi khai “không có”, nhưng ai đó đã cạo sửa, viết thêm bằng tay vào đó thông tin về người chồng trước của tôi (ông Nguyễn Trí Hải- PV). Khi đó tôi có yêu cầu làm rõ vấn đề này nhưng đến nay chưa có trả lời.
Tôi nghĩ rằng, vai trò của báo chí là vô cùng quan trọng. Tất cả những cao trào để cử tri đẩy đến ngày hôm nay rõ ràng xuất phát từ báo chí. Người dân, cử tri nhận thông tin một chiều, đến bây giờ các bạn đã nghe được, thấu rõ thông tin hai chiều - tôi cũng không nói tôi đúng hay sai, tôi chỉ trình bày ở góc cạnh cá nhân - vậy thì các bạn có dũng cảm đưa lên mặt báo không? Nếu các bạn dũng cảm làm điều đó tôi tin chắc chắn sẽ có cử tri ủng hộ và rất nhiều ĐBQH mà tôi tin người ta cũng có đủ trái tim, khối óc và đủ tấm lòng để có một quyết định đúng đắn. Còn khi thông tin không đầy đủ, dựa vào thông tin đó thì làm sao họ có thể làm khác được ngoài việc bỏ phiếu bãi miễn tư cách ĐBQH của tôi? Việc đó rất dễ hiểu.
* Những vấn đề nào thời gian qua báo chí đã bôi nhọ bà?
- Có lẽ báo NLĐ hiểu rõ hơn ai hết. Những điều đó tôi không muốn nhắc lại vì đó là vấn đề riêng tư. Tôi đề nghị không đăng nữa những vấn đề riêng tư của tôi…
* Ly hôn là vấn đề riêng của bà nhưng tòa án xử sai thì không còn là vấn đề riêng tư, báo chí phải phản ánh là đúng…
- Nếu tòa án sai phải chịu trách nhiệm chứ không thể bắt tôi chịu trách nhiệm. Tất nhiên điều đó báo chí phải làm việc với cơ quan chức năng. Báo chí có quyền đăng nhưng phải nêu sự việc một cách công bằng, khách quan. Các anh quy chụp và gắn kết với nhiều điều vô lý, tàn bạo, tàn nhẫn thì không thể nói là khách quan được. Tôi đã gửi văn bản chính thức yêu cầu TAND Tối cao. Bản án ly hôn của tôi và Jimmy Trần đã được xét xử hoàn tất. Điều kỳ lạ là sau hơn một năm không ai kiến nghị, không ảnh hưởng đến lợi ích của ai thì bị lật lại, đề nghị xử giám đốc thẩm. Ông Jimmy Trần không về VN thì không xử được. Ngày 4-8-2010, Jimmy Trần đã nộp hồ sơ ly hôn ở Hoa Kỳ. Họ đã nhận hồ sơ và đang xét xử. Ngày 22-12-2010, họ công nhận bản án của Việt Nam, sau đó Jimmy Trần tiếp tục kháng án để luật pháp của Mỹ xét xử. Việc mở bản án xử lại song song với việc tòa án ở Hoa Kỳ cũng xét xử nên tôi rút hồ sơ ly hôn.
* Bà nói: "Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi quyết định của tổ chức”, vậy điều đó có đồng nghĩa là từ nhiệm không?
Bình luận (0)