xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài học cứu người

PHẠM DƯƠNG

Vụ nổ khí gas tang thương tại Hà Nội mới đây để lại những bài học vô cùng đắt giá về công tác cứu hộ, cứu nạn.

Dù hiện trường vụ nổ với diện tích căn nhà bị sập chỉ khoảng 15 m2 và cũng chỉ sập có 2 tầng 2 và 3, vậy mà phải mất 5 giờ sau vụ nổ giữa thủ đô thì lực lượng cứu hộ mới đưa được nạn nhân đầu tiên ra ngoài.

Và cũng phải mất thêm một giờ nữa mới đưa được nạn nhân thứ hai ra khỏi đống đổ nát. Hy vọng sống sót của nạn nhân trong các trường hợp thường khá mong manh và sẽ càng trở nên mong manh hơn nếu thời gian cứu hộ kéo dài.
img
Một cháu bé được lực lượng cứu hộ đưa lên xe cấp cứu trong vụ nổ khí gas ở phố Tạ Quang Bửu - Hà Nội

Vì sao việc cứu hộ nạn nhân trong vụ nổ khí gas tại Hà Nội lại khó khăn và kéo dài tới vậy? Lực lượng chịu trách nhiệm cứu hộ có đưa ra những lý do để giải thích như vị trí nơi xảy ra tai nạn nằm sâu trong ngõ nhỏ khó tiếp cận, tấm bê tông đè lên quá nặng… Song quan trọng nhất chính là thiếu phương tiện và thiếu chuyên nghiệp của lực lượng cứu hộ.

Một lý do quan trọng khác cũng cần được đề cập là cứu hộ một vụ tai nạn nghiêm trọng như vậy nhưng chỉ mới thấy sự tham gia của lực lượng cứu hộ cấp quận. Hoàn toàn vắng bóng sự tham gia ứng cứu của lực lượng cứu hộ cấp TP mặc dù lực lượng cứu hộ tại chỗ đã phải loay hoay trong suốt 6 giờ liền với sự thiếu thốn cả phương tiện lẫn phương án cứu hộ.

Với năng lực cứu hộ thể hiện trong vụ nổ khí gas thì điều gì sẽ xảy ra nếu không may có vụ tai nạn lớn hơn - chứ chưa nói tới thảm họa? Khi xảy ra tai nạn, thảm họa thì thời gian luôn là vấn đề sống còn. Chỉ cần nhanh thêm một tích tắc thôi cũng đủ giảm thiểu thiệt hại và tổn thất. Bởi thế phải chạy đua với tốc độ nhanh nhất có thể khi nhận được cấp báo. Muốn việc cứu hộ nhanh và ngày càng nhanh hơn thì điều quan trọng hàng đầu là sự chuyên nghiệp và trang thiết bị của lực lượng cứu hộ.

Nhìn trở lại vụ nổ khí gas có thể thấy lực lượng cứu hộ chính là những người lính phòng cháy chữa cháy. Mà chuyên môn cũng như trang thiết bị chính của lực lượng này là chữa cháy chứ không phải cứu hộ. Nói cách khác, đã không có lực lượng cứu hộ đúng nghĩa trong vụ tai nạn nghiêm trọng này.

Bởi thế, từ sự mất mát đau lòng và bài học đắt giá của vụ nổ khí gas này đặt ra sự cấp bách của việc phải có một lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp nhằm ứng phó với các tai nạn, thảm họa. Một TP có khoảng 7 triệu dân như Hà Nội, trên 8 triệu dân như TPHCM… hay một quốc gia có trên 80 triệu người và thường xuyên có thiên tai như nước ta không có thể không có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp với trang bị đầy đủ.

Đừng để lại phải rút ra bài học sau bài học vụ nổ khí gas.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo