xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài học lớn sau bão số 1

Phạm Dũng

Tại TPHCM, dù bão số 1 không gây thiệt hại về người nhưng cần phải xem xét, kiểm điểm về công tác phòng chống của một số đơn vị, quận, huyện

Sáng 2-4, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua và Phó Chủ tịch UBND TP Lê Minh Trí đã chủ trì cuộc họp đánh giá những thiệt hại và công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả do cơn bão số 1 (bão Pakhar) gây ra vào chiều tối 1-4.

Thiệt hại nặng về nhà, cây xanh

Thống kê sơ bộ của 22 quận, huyện (quận 5 và quận 6 chưa có báo cáo) cho thấy bão số 1 đã làm tốc mái hàng trăm ngôi nhà, quật ngã hàng trăm cây xanh, nhấn chìm 11 ghe đánh bắt cá của ngư dân, hàng chục phòng trọ bị hư hỏng nặng. Trong đó, các huyện Cần Giờ, quận 9 và quận Thủ Đức thiệt hại nặng nhất.

img

Cây cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi, quận 5 – TPHCM bật gốc chắn ngang đường. Ảnh: XUÂN DANH

Theo lãnh đạo UBND quận 9, bão số 1 làm sập 6 căn nhà và tốc mái 202 căn trên địa bàn. Phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Nguyễn Văn Thơm cũng cho biết huyện có 119 căn nhà bị sập và tốc mái, hàng trăm cây xanh bị bật gốc… Công tác di dời dân xã đảo Thạnh An về nơi ở cũ được thực hiện trước 16 giờ ngày 2-4 để người dân ổn định cuộc sống. Trên địa bàn quận Thủ Đức có 48 ngôi nhà bị tốc mái, đặc biệt 17 phòng tại KTX Trường Đại học Ngân hàng TPHCM bị tốc mái, phải di dời 132 sinh viên đến nơi an toàn.

Với ngành điện, theo Tổng Công ty Điện lực TPHCM, có 19 trụ điện và 16 máy biến thế bị hư hỏng cần xử lý. Một số khu vực bị cúp điện một vài giờ. Địa bàn quận 5 đến 7 giờ ngày 2-4 mới khôi phục hoàn toàn mạng lưới điện, riêng khu vực khu phố 5, phường Hiệp Phú, quận 9 đến 17 giờ ngày 2-4 vẫn chưa có điện, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt người dân.

Trường hợp nguy cấp, lãnh đạo phải có mặt

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua khẳng định may mắn bão số 1 đã không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, cần phải xem xét, kiểm điểm về công tác phòng chống bão lụt của một số đơn vị, quận, huyện còn trong tư thế bị động, chưa sẵn sàng đối phó với những tình huống đặc biệt. Riêng người dân chưa có khái niệm bão đổ bộ vào nội thành là do chưa được tập huấn những kỹ năng, kiến thức về phòng chống, tránh bão.

“Về lâu dài phải định hướng cho người dân về biến đổi khí hậu, sự chuyển biến bất thường của thời tiết, đồng thời hướng dẫn cho họ luôn trong tư thế phòng tránh bão. Ngoài ra, cần phải xem lại trong trận bão này, những loại cây nào không bị bật gốc, gãy cành để phát triển, bổ sung vào thảm thực vật của TP. Từ hệ quả hàng trăm cây cổ thụ bị ngã giữa đường, chúng ta không khuyến khích trồng những cây cao to, thân rộng ven đường”- Phó Bí thư Nguyễn Văn Đua chỉ đạo.

Ngoài ra, theo báo cáo của các quận, huyện, cơn bão chiều 1-4 đã phát sinh nhiều bất cập trong phối hợp xử lý. Ví dụ trên địa bàn quận 9, một cây cổ thụ có nguy cơ làm sập nhà và gây nguy hiểm cho người đi đường nhưng lãnh đạo quận phải xin ý kiến chỉ đạo của TP cách giải quyết vì sợ lấn cấn với các sở, ngành khác.
Từ thực tiễn này, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Minh Trí yêu cầu: “Các lực lượng phải liên kết hỗ trợ kỹ năng, chuyên môn cho nhau để trong những điều kiện đặc biệt có thể đối phó được. Ngoài ra, phải xây dựng phương án trong trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm cho người dân thì lãnh đạo quận, huyện phải có mặt tại hiện trường để chỉ đạo ứng phó, rồi báo cáo lại sau”.

Bão lũ diễn biến phức tạp

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bão số 1 là cơn bão trái mùa, bất thường và trong 41 năm trở lại đây mới có 2 cơn bão tương tự đổ bộ vào Việt Nam (cơn bão trước đó là vào năm 1982). Trong những năm gần đây và tương lai, do biến đổi khí hậu, các quy luật khí hậu đã bị thay đổi nên bão lũ phức tạp hơn, xuất hiện sớm (tháng 2-3) và kết thúc muộn (tháng 11-12), mưa lớn hay nắng nóng kéo dài... “Tạm thời, số liệu thống kê cho thấy số lượng cơn bão không tăng lên nhưng mùa bão kéo dài và số cơn bão mạnh nhiều hơn trước. Cùng với bão mạnh sẽ kéo theo gió mạnh trên biển, lốc xoáy và khi đổ bộ vào bờ thì thiệt hại là rất lớn” – ông Hải lo ngại.
Cũng theo ông Hải, đầu năm 2012, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện rất sớm ở phía Nam biển Đông, mưa trái mùa nhiều ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Vì vậy, trong mùa mưa, bão, lũ năm 2012, tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có diễn biến phức tạp. Do đó, cần chủ động đề phòng bão mạnh, lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực, đặc biệt tại miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên.
 B.Trân
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo