xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài học từ Haiti

HIỀN MINH

Cơn bão Matthew cướp đi sinh mạng của hơn 900 dân thường và làm nhiều người mất nhà cửa trên đảo quốc Haiti thuộc vùng biển Caribbean. Nỗi đau tưởng như ở một nơi rất xa xôi lại có là tai họa hiển hiện trước mắt nếu rừng tiếp tục bị tàn phá ở Việt Nam.

Một trong những nguyên nhân khiến cơn bão Matthew gây ra thiệt hại quá lớn về nhân mạng cho Haiti (sau thảm họa sóng thần năm 2010) là nạn phá rừng. Do dân cư nghèo, không đủ tiền mua dầu hỏa, 8 triệu dân Haiti chủ yếu sử dụng cây gỗ làm nhiên liệu, từ đó nạn phá rừng tràn lan khắp nước. Những năm 1980, Haiti còn 25% diện tích đất là rừng nhưng đến năm 2004, nước này chỉ còn 1,4%. Do đó, nước chảy xiết, lở đất, ngập lụt đã cướp đi sinh mạng của nhiều người sau những trận bão lũ, mưa lớn dài ngày và lần này đem đến một thảm họa nhân đạo.

Từ Haiti, chúng ta nhìn lại hiện trạng Việt Nam để rút ra những bài học chưa bao giờ muộn. Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỉ USD mỗi năm. Ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới 2 tỉ người trên thế giới sẽ bị thiếu nước và khan hiếm nguồn thực phẩm.

Tại Việt Nam, tình trạng hạn, mặn khắc nghiệt nhất từ trước đến nay ở ĐBSCL, lũ quét các tỉnh miền núi một phần cũng do nạn phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn. Trong vòng 5 năm, trữ lượng rừng ở Tây Nguyên giảm từ 327,5 triệu m3 năm 2010 xuống còn 270,5 triệu m3 năm 2015. Khi rừng bị tàn phá, hậu quả là thời tiết cực đoan, đem lại thiệt hại kinh tế - xã hội trầm trọng, nhất là sinh mạng con người. Mỗi năm, thiên tai làm chết hàng trăm người, thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng.

Do đó, hơn 93 triệu dân Việt đều rất vui mừng khi vào tháng 6-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Thủ tướng chỉ đạo phải đấu tranh, ngăn chặn nạn phá rừng; ngừng cấp phép các công trình thủy điện liên quan đến chính sách rừng, đất rừng; dừng hoạt động đối với các chủ dự án không chấp hành việc trồng rừng thay thế hoặc không chi trả chi phí bồi thường đất rừng và rừng. Những giải pháp quyết liệt này đem lại hy vọng cho người dân cả nước song chắc chắn vẫn là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khó bởi còn rất nhiều kẻ với lòng tham vô đáy luôn mưu mô làm giàu bất chính từ việc phá rừng.

Không ít quan chức, đại gia sống trong những căn biệt thự ốp sàn, giường tủ… toàn gỗ quý hạng đặc biệt định giá hàng chục, hàng trăm tỉ đồng. Người ta lấy của cải thiên nhiên ban tặng cộng đồng thành tài sản riêng để ganh đua, khoe nhau độ giàu có.

Biết là “ăn của rừng rưng rưng nước mắt” nhưng những kẻ phá rừng chưa chịu hậu quả mà người dân lại gánh chịu đầu tiên khi mất sinh kế, thậm chí mất chỗ ở bao đời, bị thiệt hại sinh mạng, tài sản vì lũ lụt. Do đó, dư luận xã hội cần lên án mạnh mẽ và pháp luật đừng nương tay với những kẻ phá rừng. Từ thảm họa ở Haiti, mong sao chúng ta sớm thức tỉnh để hành động, giữ lại nguồn tài nguyên quý giá, đem lại sự an toàn cho sinh mạng người dân, môi trường sống ngày càng tốt hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo