xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bãi thải mỏ than ở Thái Nguyên: Đã từng 2 lần sạt lở

Bài và ảnh: Nguyễn Quyết

Hiện tượng sạt lở từ mỏ than Phấn Mễ (xã Phục Linh, huyện Đại Từ - Thái Nguyên) đã từng xảy ra vào các năm 1998 và 2006

Trưa 16-4, đám tang cụ Vũ Thị Hồng (85 tuổi) - nạn nhân trong vụ sạt lở bãi đổ thải số 3, mỏ than Phấn Mễ (xã Phục Linh, huyện Đại Từ - Thái Nguyên) xảy ra rạng sáng 15-4 - đã diễn ra trong tiếng gào khóc thảm thiết của người thân khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

Không còn khả năng sống sót

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đặng Viết Thuần, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, cho biết hơn 200 cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị công an, cảnh sát PCCC... đã được huy động tham gia tìm kiếm các nạn nhân.
“Trước mắt, công tác cứu hộ, cứu nạn được đặt lên hàng đầu. Hy vọng sống sót của các nạn nhân là không còn, song vẫn phải tìm tới cùng” - ông Thuần nhấn mạnh.
img

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân

Đại tá Trần Văn Ổn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên, khẳng định đến thời điểm này, đã có 1 người chết, 1 người bị thương và 5 người mất tích; ước tính thiệt hại khoảng 15 tỉ đồng.

Do khối lượng đất đá và than phế thải lên đến hàng chục ngàn tấn nên phương án dùng chó nghiệp vụ để đánh hơi vị trí các nạn nhân không thể thực hiện được. Đến 13 giờ cùng ngày, Công ty CP Nghiên cứu Môi trường địa chất và Bảo vệ sức khỏe đã được mời đến hiện trường với máy dò tìm địa chất bằng tia phóng xạ cùng các chuyên gia người Úc.
Hai giờ sau, TS Vũ Văn Bằng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) - người đã thành công trong phương pháp địa bức xạ để tìm hố tử thần – cũng có mặt để hỗ trợ tìm kiếm các nạn nhân.

TS Vũ Văn Bằng cho biết việc tìm kiếm ở khu vực này khó khăn hơn những vùng khác vì đất đá sạt lở trên một khu vực rộng đến 6 ha. “Tôi đã dò tìm và khoanh vùng được 2 vị trí: 1 vị trí có 1 nạn nhân và vị trí còn lại có 4 nạn nhân. Khả năng sống sót là không còn vì nạn nhân nằm ở độ sâu khoảng 5 m” - TS Bằng nói.

Phế liệu chất cao như núi

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, mỏ than Phấn Mễ khai thác từ những năm 1950 và toàn bộ phế liệu được chất cao như núi tại xã Phục Linh. Trước đây, hiện tượng sạt lở bãi thải của mỏ than này đã từng xảy ra vào các năm 1998 và 2006. 

Bà Trịnh Thị Ngà (67 tuổi, ngụ  xã Phục Linh) cho biết khu đất người dân đang ở chưa thỏa thuận được về việc đền bù, giải tỏa. Nguyên nhân do Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (doanh nghiệp quản lý mỏ than Phấn Mễ) chỉ đồng ý bồi thường khu đầm của địa phương quản lý chứ không bồi thường đất ruộng phía dưới.

Theo ông Phạm Hồng Quân, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, khu vực bãi thải số 3 được định hình từ hơn 10 năm nay. Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đã có ý định quy hoạch khu vực dưới chân bãi thải, thiết lập hành lang an toàn và di dân nhưng phương án đền bù vẫn chưa thống nhất được với người dân. “Chúng tôi có một phần trách nhiệm trong vụ tai nạn này” - ông Quân nói. 

Không tính toán sự sạt lở

Theo TS Vũ Văn Bằng, vụ tai nạn là hậu quả của việc không tính toán về sự sạt lở trong khai thác mỏ. Bãi thải số 3 không bảo đảm an toàn, cả một khối thải dốc đứng nên việc bị trôi là dễ hiểu. Với những bãi thải như vậy, cần phải đổ trong thung lũng hoặc có tường bao, đập chắn và phải di dời dân từ lâu. “Trách nhiệm này thuộc về đơn vị khai thác và chính quyền địa phương” - TS Bằng nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo