xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bạn đường của ngư dân

Bài và ảnh: QUANG NHẬT

Mỗi năm, anh cung cấp hàng ngàn thông tin về thời tiết, hướng dẫn ngư dân chạy bão, tránh được nguy hiểm khi thời tiết xấu và góp phần ứng cứu ngư dân

Tiệm sửa chữa máy hàng hải của anh Nguyễn Quang Phú (34 tuổi) nằm trong cảng cá Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế luôn có nhiều ngư dân tới hỏi thăm thông tin thời tiết. Đã 4 năm nay, kể từ khi đảm nhận công việc thông tin cho người dân, anh chỉ sống và nuôi vợ con bằng nghề đó. Trong phòng làm việc, hai chiếc máy ICOM (bộ đàm đi biển) tầm trung và tầm xa luôn mở để nghe ngư dân liên lạc từ biển khơi.
 
img
Anh Nguyễn Quang Phú đang cung cấp thông tin thời tiết cho ngư dân qua máy Icom

Giúp ngư dân chạy bão

Từ khi nhận lời vào cảng cá làm việc đến nay, anh Phú đã cung cấp hàng ngàn thông tin cho người dân gồm các thông tin về thời tiết; diễn biến các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh tăng cường; hàng chục cuộc đàm thoại kêu gọi tàu thuyền vào bờ...

Mở chiếc máy tính để bàn cũ kỹ, anh Phú lướt qua tất cả những trang mạng dự báo thời tiết của Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông… để xem thời tiết biển. “Những ngày tới đi biển được không anh Phú” - ông Hồ Chuân ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang, hỏi. “Biển động nhẹ. Theo dự báo thì không có đợt không khí lạnh nào trong những ngày tới”.
 
Nghe anh Phú nói xong, ông Chuân liền điện thoại về bảo người thân ở nhà chuẩn bị ngư cụ để ra khơi vào sáng sớm. 45 tuổi, hơn 30 năm lăn lộn trên các ngư trường từ Quảng Bình đến Đà Nẵng nhưng cũng không ít lần ông Chuân phải thất kinh vì ra khơi vào mùa biển dữ. Ông kể rằng vào cơn bão tháng 9-2009, nếu không có thông tin từ anh Phú thì tàu cá của ông đã gặp nạn ngoài biển vì bão vào quá nhanh.

Trong đợt bão đó, ngoài tàu của ông Chuân còn có rất nhiều tàu cá được anh Phú điện đàm kêu gọi vào bờ an toàn. Anh Phú kể: “Vào buổi sáng trước khi bão vào, tôi đã dùng ICOM điện đàm bảo họ vào rồi nhưng nhiều tàu cá vẫn không chịu vào. Tôi điện về nhà, tới các chi hội nghề cá khuyên họ kêu ngư dân vào. Khoảng 22 giờ, khi đang ngủ thì một tàu cá của ngư dân xã Vinh Thanh điện thoại hỏi bão đi tới đâu, tình hình căng thẳng nên tôi hét lớn qua bộ đàm như ra lệnh: Các anh phải vào ngay cảng Chân Mây mà trú gấp, bão đuổi kịp sau lưng rồi đó. Nghe thế nên họ chạy vào đó ẩn nấp”.

Năm 1993, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Phú quyết định đi học nghề sửa chữa các loại máy hàng hải tại TP Huế và ở TPHCM. Về quê, anh mở một tiệm nhỏ sửa chữa phục vụ bà con đi biển. Năm 2000, anh lấy vợ ở thị trấn Thuận An và chuyển tiệm của mình lên quê vợ làm ăn. Một lần, tình cờ nghe người dân nói về tài sửa chữa ngư cụ của anh Phú, ông Nguyễn Văn Nhuận, Giám đốc Cảng cá Thuận An, đến thuyết phục anh vào cảng làm. Anh Phú tâm sự: “Anh Nhuận nói nghề tôi giúp ích rất nhiều cho ngư dân, vào làm việc, cảng cá sẽ cho mượn phòng, chỉ cho cách xem thời tiết để phục vụ ngư dân”. Thấy được ý nghĩa, anh Phú liền nhận lời vào làm tại cảng từ năm 2007 và được hỗ trợ một máy vi tính, 2 bộ ICOM. Việc kiếm sống anh dựa vào nghề sửa chữa ngư cụ.
Ứng cứu ngư dân

Một lần, khi vừa mở máy ICOM ra, anh bỗng nghe tiếng một ngư dân khẩn thiết: Tàu cá TTH - 0748 B1 của ông Đỗ Hữu Thông ở xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang vô tình đâm phải tàu cá ngư dân Bình Định tại tọa độ…, cách bờ biển Thừa Thiên – Huế khoảng 20 hải lý. Hiện 18 tàu cá Bình Định đang truy đuổi 3 tàu cá  TTH-0748, TTH-2025 và TTH- 0736 và họ cố tình đâm vào những tàu này. Một vụ hỗn chiến xảy ra trên biển rất nguy hiểm. Anh báo gấp cho Hải đội Biên phòng 2 Thuận An.
 
Nhận được thông tin của anh, lực lượng biên phòng cùng kiểm ngư Thừa Thiên – Huế đã nhanh chóng xuất bến nên kịp thời can thiệp. Ông Đỗ Hữu Kỳ, trú xã Vinh Thanh, người bị tàu ngư dân Bình Định bắt trong vụ hỗn chiến đó, cho biết: “Nếu không có anh Phú kịp thời báo cho lực lượng chức năng ra can thiệp thì ngư dân chúng tôi gặp nguy hiểm rất nhiều. Vụ việc sẽ không dừng lại là chỉ bắt giữ người trái pháp luật mà có thể xảy ra án mạng”.

Rạng sáng 26-12-2009, một giọng nói qua ICOM rất gấp gáp của chủ tàu TTH -92566: Nhờ anh báo gấp cho Hải đội Biên phòng 2 Thuận An có 4 tàu không số ở Quảng Ngãi đâm vào tàu cá TTH - 95141, tàu này sắp chìm. Dù có 3 tàu cá Thừa Thiên – Huế gần đó nhưng không dám đến can thiệp. Anh Phú chỉ kịp hỏi tọa độ tai nạn thì ICOM mất tín hiệu. Lập tức, anh báo với lực lượng biên phòng ra can thiệp và đưa 4 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi vào bờ xử lý. Ngày 10-11-2009, sau khi nhận được tin báo của ngư dân phát hiện có 20 tàu cá Trung Quốc đang đánh cá trái phép tại vị trí cách cửa biển Thuận An 24 hải lý, anh đã báo ngay cho lực lượng biên phòng điều tàu tuần tra ra xua đuổi...

Mở cuốn sổ ghi chép chi tiết những sự vụ xảy ra trên biển, anh Phú tâm sự: “Nhiều lúc về nhà vì mệt mỏi nên muốn tắt điện thoại để nghỉ ngơi nhưng ngư dân lúc nào cũng cần mình nên tôi không thể. Tôi làm việc này chỉ góp phần để những chuyến ra khơi của ngư dân được an toàn. Đồng thời góp phần bảo đảm an ninh trật tự, chủ quyền lãnh hải quốc gia trên vùng biển”.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo