Ngày 15-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Các chế tài về y đức, quy định hành nghề, cấp chứng chỉ... là những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm nhất.
Đại biểu (ĐB) Trương Thị Thu Hằng (Đồng Nai) cho rằng dự thảo luật dành quá nhiều nội dung đề cập quyền lợi của bác sĩ mà quên mất quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân.
Đại biểu Huỳnh Văn Tí (Bình Thuận): “Luật phải làm rõ các quy định để hạn chế tình trạng bác sĩ kê toa thuốc đắt tiền mà không cần thiết”
Ít quy định liên quan đến người bệnh
Bà Hằng liệt kê dự thảo có 81 điều thì chỉ 11 điều có quy định liên quan đến người bệnh. Ngoài ra, theo bà Hằng, nhiều bức xúc đối với người dân hiện nay khi mỗi lần phải đến bệnh viện như vấn đề y đức, chất lượng khám, chữa bệnh, tình trạng quá tải tại các bệnh viện... lại không quy định rõ trong luật.
Đồng quan điểm này, ĐB Hoàng Thị Hương (Lạng Sơn) nói luật cần quy định cụ thể để nâng cao y đức của bác sĩ, như cấm bác sĩ gợi ý và nhận quà của bệnh nhân.
Về vấn đề y đức, Trưởng Đoàn ĐB Quốc hội (QH) tỉnh Bình Thuận Huỳnh Văn Tí nói: “Luật phải làm rõ các quy định để hạn chế tình trạng bác sĩ kê toa thuốc đắt tiền mà không cần thiết hay bác sĩ móc ngoặc với cửa hàng bán thuốc để hưởng hoa hồng”.
Là người trong ngành y, ĐB Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An) đề nghị luật phải quy định cụ thể hơn nữa để hạn chế tình trạng bệnh nhân và người nhà bị “hành” và tốn kém vô lý.
Ông Hồng dẫn ra việc bệnh nhân phải làm quá nhiều xét nghiệm khi đi khám, chữa bệnh chỉ vì nhiều bệnh viện không công nhận kết quả xét nghiệm của nhau.
Cần quy định quản lý hữu hiệu
ĐB Trần Thị Hằng (Nam Định) cho rằng để hạn chế tình trạng bác sĩ lôi kéo bệnh nhân từ cơ sở Nhà nước (nơi họ làm việc) về phòng khám, bệnh viện tư hay còn gọi là “chân ngoài dài hơn chân trong”, luật cần quy định cấm hoàn toàn công chức, viên chức y tế thành lập hoặc quản lý điều hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
Tuy nhiên, bà Hằng ủng hộ quy định công chức, viên chức y tế làm thêm ngoài giờ tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, vấn đề là có quy định quản lý hữu hiệu.
ĐB Nguyễn Thị Sáng (Tiền Giang) nhìn nhận việc bác sĩ làm thêm ở phòng mạch tư sẽ phát huy được khả năng chuyên môn, góp phần giảm tải cho các bệnh viện công.
Về việc bác sĩ thường có thái độ chu đáo nhiệt tình khi ở phòng khám tư và thờ ơ, lạnh nhạt khi ở cơ sở Nhà nước, bà Sáng cho rằng luật cần quy định một bác sĩ được đăng ký khám với bao nhiêu cơ sở.
Ngược lại, ĐB Bùi Thị Lệ Phi (Cần Thơ) lại ủng hộ việc bác sĩ đang làm ở cơ sở y tế Nhà nước vẫn có quyền mở cơ sở y tế tư nhân vì tại sao các giảng viên ngành y được giảng dạy ở ngoài trường còn bác sĩ lại không được đứng tên thành lập cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân?
Dễ tiêu cực từ cấp chứng chỉ hành nghề
ĐB Lê Minh Hồng (Hà
ĐB Hồng cho biết quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho các bác sĩ. Ông Hồng dẫn ra ví dụ về việc bác sĩ ban ngày làm việc ở Hà Nội, chiều về khám ở Hưng Yên thì lại không được vì vướng chứng chỉ hành nghề.
Ông Hồng cũng phản đối về dự luật đòi hỏi cứ 5 năm người được cấp chứng chỉ hành nghề phải làm các thủ tục để xin gia hạn. Theo ĐB Hồng, việc quy định gia hạn sẽ nảy sinh tiêu cực vì có cơ chế “xin - cho”.
Đồng quan điểm trên, ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng chứng chỉ hành nghề cần cấp cho cả bác sĩ công lẫn tư, đồng thời cấp một lần không xác định thời hạn.
Theo ĐB Nghĩa, một bác sĩ giỏi hay không, có được người bệnh tín nhiệm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả khám, chữa bệnh chứ không phụ thuộc vào các giấy tờ, văn bản của Bộ Y tế.
ĐB Triệu Thị Bình (Yên Bái) góp ý về việc dự thảo quy định chỉ có Bộ Y tế mới được cấp phép cho các bệnh viện tư nhân có quy mô từ 100 giường trở lên là mâu thuẫn với việc dự luật cho phép các sở y tế được cấp phép hoạt động cho các bệnh viện Nhà nước mà nhiều bệnh viện công lập lại có quy mô đến vài trăm giường bệnh.
Chiều cùng ngày, QH thảo luận ở tổ về dự án Luật Tần số vô tuyến điện.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Sẽ bổ sung tiêu chí y đức
Nên khuyến khích bác sĩ công làm tư
T.Dũng -N.Dung ghi |
Bình luận (0)