“Trong tuần này, Sở Khoa học-Công nghệ (KH-CN) phải ban hành quyết định xử phạt ít nhất một doanh nghiệp (DN) gian lận xăng dầu. Từ nay về sau, các hành vi tương tự sẽ xem xét chuyển sang xử lý hình sự”. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà tại cuộc họp diễn ra ngày 14-12 xem xét việc xử lý 11 DN bán xăng dầu dỏm.
Xử phạt chứ không chờ
quận Gò Vấp) bị kiến nghị xử phạt hành chính vì bán xăng kém chất lượng. Ảnh: HỒNG THÚY
Ông Lê Mạnh Hà ngắt lời đại diện Sở KH-CN TP: “DN không đến thì không làm gì được à? Họ không đến, mình xuống tận nơi xử phạt. Còn với DN khiếu nại, vẫn ra quyết định phạt chứ không chờ”.
Theo đại diện Sở Công Thương TP, nếu áp dụng theo Nghị định 107 thì mức phạt các DN gian lận này có thể từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng, kèm theo các điều bổ sung như buộc đền bù thiệt hại, tước quyền kinh doanh đến 12 tháng.
Kiến nghị ngưng sản xuất xăng A83
Đối với các ý kiến cho rằng khó quy kết các DN gian lận chỉ số octan là hàng giả, ông Hà khẳng định xét về chất lượng thì đây chắc chắn là hàng giả vì bán xăng A92 nhưng thực chất là xăng A83. Theo ông Hà, lợi nhuận từ gian lận xăng dầu rất lớn nhưng mức phạt vi phạm hành chính không đủ sức răn đe. Trong trường hợp này, hành vi vi phạm của 11 DN kinh doanh xăng dầu rõ ràng là giả chất lượng, gian lận thương mại gây thiệt hại cho khách hàng nên phải xem xét xử lý hình sự để răn đe. “Pháp luật quy định giá trị hàng giả từ 60 triệu đồng tương đương với hàng thật thì bị xử lý hình sự. Với vi phạm của đợt rồi, có DN tồn hơn 1.000 lít xăng không đạt chuẩn thì chắc chắn giá trị vượt quá con số 60 triệu đồng” – ông Hà dẫn chứng.
Tuy nhiên, đại diện Sở Tư pháp TP cho rằng nếu xử lý hình sự thì lấn cấn về các yếu tố cấu thành hành vi. Còn đại diện Cục QLTT (Bộ Công Thương) đề xuất nên xử lý 11 DN vi phạm theo Nghị định 107. “Tôi đồng ý với ông Hà là phải làm nghiêm, xử lý nhanh và dứt điểm trong tháng 12” - vị này nói.
Sở Công Thương kiến nghị ngưng sản xuất xăng A83 vì các đại lý, cửa hàng bán lẻ có thể trộn hoặc đổi tên loại xăng này thành xăng A92, A95 để bán cho khách hàng.
Theo ông Lê Mạnh Hà, Sở KH-CN TP phải lên kế hoạch kiểm tra toàn diện các cây xăng trên địa bàn TP. “Càng gần Tết Nguyên đán, nguy cơ xảy ra gian lận càng lớn. Sở KH-CN cần kiểm tra chặt chẽ và liên tục” - ông Hà yêu cầu.
Chiều cùng ngày, một lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ KH-CN) cho biết đã có văn bản yêu cầu chi cục tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng các địa phương tăng cường kiểm tra chất lượng xăng, đặc biệt là việc bán xăng A83 không đúng quy định. “Hết tháng 12 này, các chi cục phải báo cáo kết quả gửi về tổng cục” - vị này nói.
Xử lý hành chính 8 doanh nghiệp Tại cuộc họp, Sở KH-CN đã kiến nghị UBND TPHCM xử lý đối với 8 DN bán xăng kém chất lượng bị phát hiện trong đợt kiểm tra từ ngày 27-9 đến 16-11. Theo đó, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa đang lưu thông trên thị trường đối với cửa hàng xăng dầu thuộc DNTN Trung Huy (số 1164 Tỉnh lộ 10, Riêng DNTN Phú Hoàng (số 3A Bàu Cát, phường 14, quận Tân Bình), DNTN Tây Thạnh (số 333A Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú) và Công ty TNHH Thương mại Quốc Thắng (số 53/1A Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Ðức), Sở KH-CN đề nghị tạm thời chưa xử lý. |
Bình luận (0)