xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Báo động đường dây rác dân lập ở TP HCM

Phan Anh

(NLĐO) – Hiện lực lượng thu gom rác dân lập ở TP HCM chiếm tỉ lệ lớn với 60%, có quận - huyện lên đến 80%; một người sở hữu nhiều đường dây rác. Điều đáng nói là nhiều quận, huyện chưa quản lý được lực lượng này.

Số liệu trên được Trưởng Ban Đô thị HĐND TP HCM Trương Trung Kiên đưa ra tại hội nghị chuyên đề Công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư, quản lý chất thải trên địa bàn TP do HĐND TP tổ chức sáng 5-5 có thể khiến nhiều người “giật mình”.

Ông Kiên cho biết hiện TP có 2 hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường. Một là thu gom công lập (công ích TP, quận - huyện). Hai là thu gom dân lập (cá nhân, tập thể, hợp tác xã).

Đáng chú ý là lực lượng thu gom rác dân lập chiếm tỉ lệ lớn với 60%, có quận huyện tỉ lệ này lên đến 80%, với 2 hình thức: tự làm chủ đường dây rác và trực tiếp cung ứng dịch vụ, bình quân từ 2-3 người, thường là người trong gia đình hoặc thuê thêm 1-2 lao động ngoài; làm chủ đường dây và thuê mướn lao động thu gom (do sở hữu nhiều đường dây hoặc không trực tiếp thu gom mà khoán cho người lao động).

Theo ông Kiên, hiện công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập được phân cấp cho quận, huyện quản lý theo Quyết định số 5425/1998/QĐ-UB-QLĐT của UBND TP ngày 15-10-1998 không còn phù hợp thực tiễn; nhiều quận, huyện chưa quản lý được lực lượng này.


Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm chủ trì hội nghị sáng 5-5 (Ảnh: Phan Anh)

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm chủ trì hội nghị sáng 5-5 (Ảnh: Phan Anh)

Liên quan đến chất lượng môi trường, ông Kiên thông tin chất lượng mặt nước sông Sài Gòn – Đồng Nai cho mục đích cấp nước nhìn chung bị ô nhiễm, các chỉ tiêu TSS, DO, Coliform… không đạt quy chuẩn cho phép. “Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có chất lượng tốt nhất trong 5 hệ thống kênh, các hệ thống còn lại như Tân Hóa - Lò Gốm, Thanh Vương - Vàm Thuật, Tàu Hủ - Bến Nghé, Đôi - Tẻ vẫn bị ô nhiễm” – ông Kiên nói.

Một số liệu khác đáng chú ý là lượng nước thải sinh hoạt tại TP là 2,75 triệu m3/ngày, trong khi công suất xử lý hiện nay chỉ giải quyết khoảng 13,2%.

Hiện TP chỉ có một nhà máy xử lý nước thải là Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng với tổng diện tích 14 ha, thu gom nước thải sinh hoạt từ các quận 1, 3, 5 và một phần quận 10 với công suất thiết kế là 141.000 m3/ngày và hồ sinh học Bình Hưng Hòa công suất 30.000 m3/ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo