xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Báo động với ai?

Cao Tuấn

Cái chết do đuối nước của 4 em gái ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hôm 21-6 và thảm cảnh tương tự một ngày sau đó của hai anh em ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã nối dài thêm danh sách những trẻ em chết đuối vốn đã rất dài ở nước ta.

Quay ngược lại tháng 5, chỉ trong 11 ngày (từ 14 đến 24) đã có đến 12 trẻ em thiệt mạng dưới dòng nước lạnh ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang và Quảng Trị. Tính chất dồn dập của bi kịch đuối nước tự nó cho thấy những nỗ lực lâu nay của xã hội, các ngành chức năng và gia đình là rất hạn chế. Nghĩa là con người, vốn được coi là tài sản quý nhất, mà vẫn chưa được quan tâm đối xử đúng với giá trị thật ấy.

Mỗi năm, trung bình cả nước có hơn 3.300 trẻ em chết vì đuối nước. Biển, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch ở nông thôn là nơi xảy ra phần lớn các trường hợp tử vong. Tỉ lệ này được các cơ quan chức năng đánh giá là cao nhất khu vực và cao từ 8 đến 10 lần so với các quốc gia phát triển. Xem ra, với trung bình 9 em tử nạn trong mỗi ngày trôi qua đã quá đủ để phát tín hiệu báo động. Nhưng báo động như thế nào? Báo động với ai?

Theo nhận định của các nhà chuyên môn thì tình trạng chết đuối của các em, ngoài nguyên nhân không biết bơi, phần lớn là do sự lơ là, thiếu quan tâm, thậm chí thiếu trách nhiệm của người lớn. Thử mổ xẻ xem đâu là điểm ách tắc chính cần khai thông trong vấn đề ngày càng trở nên bức bách và nghiêm trọng này.

Về việc triển khai dạy bơi cho học sinh, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận còn nhiều hạn chế với lý do phần lớn các trường không có địa điểm tổ chức dạy bơi. Vì lẽ đó, công tác phòng chống tai nạn đuối nước ở các địa phương chủ yếu vẫn là tuyên truyền, vận động bề nổi.

Trong thực tế, cái khó mà Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đưa ra là có thật. Tuy nhiên, nếu chính quyền, các ngành và đoàn thể ở địa phương thấy hết trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ trẻ em thì chắc chắn sẽ biết cách phối hợp với ngành giáo dục, tích cực tìm kiếm những điều kiện khả thi cho chương trình học bơi và phổ cập các kỹ năng ứng phó với bất trắc cho các em.

Ở những vùng miền xa xôi không thể triển khai học bơi, chính quyền và các đoàn thể cần tổ chức các biển báo cấm và rào chắn ở những khu vực có sông, hồ, ao... nguy hiểm, đồng thời phối hợp chặt với nhà trường và gia đình thường xuyên giáo dục, cảnh báo các em về những tai họa chết người đang rình rập khắp vùng sông nước. Ở đây, vai trò của chính quyền địa phương, cơ sở trở nên rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định nhằm xoay chuyển tình hình.

Chỉ có phối hợp hành động và hành động quyết liệt mới hy vọng tạo ra chuyển biến. Chúng ta đừng quên rằng bảo vệ an toàn cho trẻ em là trách nhiệm của xã hội, nhà trường và gia đình được ghi rõ trong luật pháp Việt Nam và Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. Chính quyền cơ sở càng không nên quên điều đó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo