Còn ở nước ta, người dân chưa quen với việc tham gia BHYT cộng đồng. Chưa quen thì vận động, thuyết phục và nhất là làm cho người dân thấy rõ lợi ích của việc tham gia BHYT cộng đồng: Hiện nay ở nước ta mới có cán bộ, công nhân, viên chức tham gia BHYT và chất lượng khám chữa bệnh cho các đối tượng y tế còn phải cải tiến nhiều.
Mặc dù BHYT vẫn còn tiếng này, tiếng nọ nhưng xét về lợi ích chung nhằm giảm bớt một phần nỗi lo cho người dân một khi bệnh hoạn, TPHCM đã triển khai thí điểm BHYT cộng đồng tại 2 phường ở quận 10. Và theo kế hoạch, đầu tháng 4-2004 sẽ nhân rộng chương trình BHYT cộng đồng ra toàn TP tiến tới mở rộng loại hình này ra cả nước vào năm 2010. Trừ những trường hợp đã có thẻ BHYT, các đối tượng còn lại gồm đoàn viên trong các đoàn thể, tổ chức quần chúng, các thành viên trong hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại TPHCM đều có thể tham gia BHYT. Mức phí BHYT cộng đồng khu vực ngoại thành là 80.000 đồng/người/năm và khu vực nội thành là 120.000 đồng/người/năm. Người tham gia BHYT cộng đồng khi khám chữa bệnh đúng tuyến quy định chỉ trả 20% chi phí, 80% còn lại quỹ BHYT sẽ thanh toán. Trường hợp chi phí điều trị vượt quá 1,5 triệu đồng/người/năm, bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán phần vượt. Người dân muốn tham gia BHYT cộng đồng chỉ cần đăng ký đóng tiền cho tổ trưởng dân phố. Người tham gia BHYT cộng đồng từ 25 tháng liên tục trở lên được thanh toán chi phí mổ tim: 10 triệu đồng/người/năm; chạy thận nhân tạo: 12 triệu đồng/người/năm...
Để việc triển khai chương trình này thành công, một mặt làm cho người dân thấy rõ lợi ích thiết thân khi tham gia BHYT cộng đồng, mặt khác ngành y tế nâng cao chất lượng khám chữa trị, thái độ đối xử đối với người có thẻ BHYT cộng đồng, để họ không cảm thấy bị phân biệt đối xử.
Bình luận (0)