xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo hộ công dân ở điểm nóng

Bài và ảnh: Hồng Ánh

Việt Nam là một trong những nước có công dân di cư quốc tế cao với hơn 500.000 người đang lao động và học tập tại nước ngoài, chưa kể người đã có quốc tịch ở các nước

Ngày 12-9, tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Bộ Ngoại giao phối hợp Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức hội thảo “Xử lý khủng hoảng di cư và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”.

Nhóm người dễ bị tổn thương

Bà Nguyễn Thị Hương Lan, Phó Phòng Di cư quốc tế thuộc Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), cho rằng chưa bao giờ thế giới chứng kiến tình trạng di cư chóng mặt như hiện tại với trên 232 triệu người, chiếm hơn 3,3% dân số thế giới.

Việt Nam là một trong những nước có công dân di cư quốc tế cao. Theo Cục Lãnh sự, hiện Việt Nam có hơn 500.000 người đang lao động và học tập tại nước ngoài, chưa kể người đã có quốc tịch ở các nước. Từ năm 1970 đến 1980, Việt Nam có làn sóng di cư của hơn 1 triệu người ra nước ngoài và sau năm 1980, một đợt di cư lớn thứ hai xảy ra khi gần 300.000 người sang các nước thuộc Liên Xô cũ, Đông Âu theo diện hợp tác lao động.

Ông Jopst Koehler (bìa trái), Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam, trao đổi về việc giúp Việt Nam bảo hộ công dân ở nước ngoài
Ông Jopst Koehler (bìa trái), Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam, trao đổi về việc giúp Việt Nam bảo hộ công dân ở nước ngoài

Khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra vào năm 1991, hàng chục ngàn lao động Việt Nam ở khu vực này rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng. Một chiến dịch sơ tán được Chính phủ triển khai thành công cho hơn 17.000 lao động Việt Nam tại Iraq về nước. Năm 2011, lại một đợt khủng hoảng di cư quốc tế nữa diễn ra khi Libya xung đột, nội chiến. Một chiến dịch sơ tán tiếp tục được thực hiện để đưa trên 10.000 lao động Việt Nam tại nước này trở về. Từ tháng 6-2014 đến nay, Việt Nam tiếp tục triển khai các chiến dịch sơ tán để đưa hàng ngàn người tại Libya và Ukraine ra khỏi các vùng chiến sự.

Ông Nguyễn Hữu Tráng, Cục trưởng Cục Lãnh sự, cho biết thế giới đang sống phức tạp với các cuộc nội chiến, xung đột sắc tộc, chiến tranh diễn ra thường xuyên ở châu Phi, Trung Đông... dẫn đến sự chết chóc, thương vong. Trong những năm qua, bên cạnh lợi ích mà cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mang lại thì đây cũng là nhóm người dễ bị tổn thương do các bất ổn ở nước ngoài gây ra. “Hiện ở miền Đông Ukraine đang có trên 300 hộ dân người Việt Nam cần sự giúp đỡ trước những bất ổn ở khu vực này” - ông Tráng nói.

Theo ông Jopst Koehler, Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam, Việt Nam là một trong những nước có số người di cư ra nước ngoài nhiều trên thế giới. Hiện công dân Việt Nam đã có mặt ở hơn 40 nước, trong đó có nhiều nơi không ổn định.

Hệ lụy dây chuyền

Ông Chris Topher Hopman, chuyên gia ứng phó khẩn cấp và hậu khủng hoảng của IOM khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết ông rất xúc động khi chứng kiến cảnh hàng đoàn người Việt Nam tìm cách vượt qua biên giới Libya để tìm chỗ trọ và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đưa những người này thoát khỏi vùng đất chết. “Việt Nam là một trong những nước sớm đưa công dân ra khỏi Libya trong tháng 6 vừa qua” - ông Chris Topher Hopman nói.

Theo chuyên gia này, khủng hoảng di cư mang tính domino, tức hệ lụy dây chuyền nên sẽ ảnh hưởng lâu dài. Một lao động chính trong gia đình ở Việt Nam sang Libya làm việc, giờ phải trở về trắng tay, thất nghiệp thì không chỉ ảnh hưởng cho người đó mà còn cả gia đình. “Mỗi chính phủ có công dân bị ảnh hưởng trong khủng hoảng di cư phải nắm rõ nguyện vọng của họ mới có những biện pháp bảo hộ hợp lý” - ông Chris Topher Hopman nhận định.

Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết sau các đợt khủng hoảng di cư và đưa công dân Việt Nam về nước, bộ này đã trích Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước để hỗ trợ mỗi lao động 1 triệu đồng; chỉ đạo các sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các biện pháp hỗ trợ việc làm trong nước cho họ; các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ưu tiên tuyển dụng số người này sang lao động ở các nước khác. Các tỉnh, thành có người lao động nước ngoài trở về cũng xuất ngân sách hỗ trợ mỗi người từ 1-3 triệu đồng để ổn định cuộc sống tạm thời.

Theo ông Hương, Việt Nam cần đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận song phương về hợp tác lao động, tương trợ tư pháp với các nước có nhiều lao động Việt Nam để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng thực hiện bảo hộ người lao động ở nước ngoài. 

Lập Quỹ Bảo hộ công dân

Cục Lãnh sự cho biết Việt Nam đang xây dựng trung tâm xử lý khủng hoảng di cư để bảo hộ công dân ở nước ngoài và cũng là một trong số ít nước thành lập được Quỹ Bảo hộ công dân để hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài trong trường hợp đặc biệt khó khăn, bị tai nạn, gặp rủi ro nghiêm trọng mà không khắc phục được; tạm ứng chi phí về nước và các chi phí khác đối với các trường hợp lao động Việt Nam không có khả năng tài chính; hỗ trợ các cơ quan đại diện ngoại giao để thực hiện bảo hộ cho người Việt Nam ở nước ngoài.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo