xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bắt bệnh” thủ tục hành chính

THẾ KHA

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế, hải quan và kiểm dịch động vật là 5 lĩnh vực được chọn để điều tra nhằm đưa ra đánh giá về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính

Ngày 4-7, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp với các cơ quan liên quan để bàn thảo về những công việc đầu tiên trong việc thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Kết thúc cuộc họp nhưng vẫn còn không ít ý kiến bày tỏ sự lo lắng về tính khả thi của nhiều biện pháp đưa ra.

Năm lĩnh vực nóng

Ban chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính lựa chọn 5 lĩnh vực nóng để điều tra là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế, hải quan và kiểm dịch động vật. Sẽ có các nhóm tiến hành kiểm tra thủ tục hành chính, phỏng vấn người dân, doanh nghiệp và tới làm việc với một số tỉnh, thành phố cũng như các bộ, ngành quản lý như Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thủy sản. Kết quả điều tra sẽ đưa ra đánh giá về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính, những việc đã được cải thiện hoặc đang vướng mắc.

TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc điều tra xã hội học về thủ tục hành chính thông qua các tổ chức xã hội nghề nghiệp, người dân, doanh nghiệp là cần thiết. Tuy nhiên, việc này phải được tiến hành một cách khoa học, thậm chí phải thuê đơn vị điều tra xã hội học có uy tín thì mới mong “điểm trúng huyệt”.

img
Ngành thuế TP HCM là một trong những ngành có nhiều cải tiến quan trọng
về thủ tục hành chính, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Trong ảnh: Doanh nghiệp thực hiện việc quyết toán thuế. Ảnh: TẤN THẠNH

“Sau 10 năm sống và làm việc hợp pháp ở Hà Nội, tôi mới được cấp sổ đỏ. Tôi thấy trong lĩnh vực xây dựng, đất đai hiện có rất nhiều thủ tục phiền hà, rắc rối cho người dân nhưng lại không được đưa vào làm đầu tiên thì đã hợp lý chưa?” - ông Dũng đặt vấn đề và nhấn mạnh thêm rằng có nhiều thủ tục hành chính trong nhiều năm trời không thể xóa được vì lợi ích đằng sau đó “khủng lắm”, rất khó “đánh thắng”. Chính vì thế, để thực hiện đề án thành công, cần có bộ máy mạnh và cán bộ giỏi chuyên môn, nếu không thì sẽ chẳng làm được gì.

Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp), cho biết mục tiêu trước hết của đề án mà Chính phủ phê duyệt là “khám bệnh” thủ tục hành chính, xem thực tế có những vấn đề gì rồi mới đề xuất các cách sửa đổi cho phù hợp. “Năm lĩnh vực chúng tôi chọn là các lĩnh vực phải làm ngay vì liên quan trực tiếp tới quyền lợi người dân và còn nhiều vấn đề phải tháo gỡ, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm để tới năm 2014 triển khai tốt hơn. Nếu bây giờ cứ bảo phải làm tốt ngay thì tới tháng 12 cũng khó làm tốt được. Chúng tôi mong thông qua kế hoạch thế này đã” - ông Phan nói.

Khó chính xác

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bày tỏ lo lắng về tính khách quan trong cách “khám bệnh” mà Cục Kiểm soát thủ tục hành chính đưa ra. Hiệp hội này đại diện cho số đông doanh nghiệp hiện nay nhưng lại không được hội đồng cải cách thủ tục hành chính mời tham gia điều tra, nêu ý kiến của hội viên. Thừa nhận đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay thuộc nhóm dễ tổn thương nhất, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn yêu cầu Cục Kiểm soát thủ tục hành chính lưu ý tới đề nghị này. Tuy nhiên, ông Phan nói việc này cần phải trao đổi lại với bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Ông Nguyễn Đình Tạp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Tư pháp), bày tỏ lo lắng khi từ nay tới cuối năm chỉ còn 5 tháng nhưng ban chỉ đạo lại mong muốn hoàn thành việc “bắt bệnh” thủ tục hành chính ở 5 lĩnh vực trên e rằng sẽ không bảo đảm được độ chính xác, khách quan. Chưa kể việc đề xuất kinh phí để khen thưởng cho các đơn vị thực hiện cải cách hành chính tốt cũng cần phải nghiên cứu kỹ bởi ở thời điểm này chi ra 7-8 tỉ đồng là điều không dễ. Ý kiến của ông Tạp nhận được nhiều ý kiến đồng tình.

Nhiều đơn vị vắng họp

Cuộc họp bàn triển khai thực hiện một đề án quan trọng của Chính phủ nhưng lại thiếu vắng lãnh đạo, đại diện nhiều cơ quan, đơn vị. Một số đơn vị chỉ cử nhân viên tới, thậm chí khi được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn đề nghị cho ý kiến đóng góp, đại diện của một tổ chức trả lời rằng hội đồng nên có một buổi đến làm việc trực tiếp với lãnh đạo đơn vị này thì sẽ rõ ràng hơn trong cơ chế phối hợp (!).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo