xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bây giờ chúng tôi rất căm thù Ksor Kơk”

Vũ Năm

Từ ngày 27 đến 29-4, hai viên chức chính trị của Hoa Kỳ, ông Noah A.Zaring (Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN) và ông Marc Forino (Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM) đã đến tỉnh Gia Lai để tìm hiểu tình hình vụ gây rối ngày 10-4. Trước đó, một số phóng viên của các hãng thông tấn Reuters, Tân Hoa Xã, AP cũng có mặt tại Gia Lai.

Những gì họ thấy, chứng kiến tận nơi đã khẳng định: Vụ gây rối vừa qua ở Tây Nguyên, người dân tộc thiểu số đã bị bọn xấu lừa dối, thông tin đã bị xuyên tạc...

Với thiện chí và quan điểm công khai sự thật, hai viên chức chính trị của Hoa Kỳ, cũng như các phóng viên của các hãng thông tấn nước ngoài đã được chính quyền tỉnh Gia Lai tạo mọi điều kiện để đi đến một số xã đã xảy ra vụ gây rối trật tự công cộng thuộc các huyện Đăk Đoa, Chư Sê và Ayun Pa trong ngày 10-4. Trong chuyến đi này, họ đã được tiếp xúc với chính quyền sở tại, tiếp xúc tự do với những người đã từng tham gia gây rối ở một số làng, cũng như họ đã được tận mắt trông thấy một số tài sản công cộng bị bọn quá khích, côn đồ đập phá.

Người Bahnar muốn dẫn độ Ksor Kơk về VN để xử lý

Tại xã K’Dang, huyện Đăk Đoa, ông Giang Prao Thanh (người dân tộc Bahnar), Chủ tịch UBND xã, đã dẫn hai viên chức chính trị Hoa Kỳ là ông Noah A. Zaring và ông Marc Forino tận mắt chứng kiến những cửa kính, đồ đạc bị đập vỡ do những kẻ quá khích manh động. Ông Giang Prao Thanh cũng đã miêu tả hành vi hung hãn của một số kẻ đã tấn công ông và phó chủ tịch UBND huyện Đăk Đoa... Trên cơ sở lời khai của những kẻ hung hăng đã bị tạm giữ (nay đã thả về địa phương) và những người bị lừa gạt, ông Giang Prao Thanh đã cáo giác với hai viên chức chính trị Hoa Kỳ rằng: “Tên Ksor Kơk hiện đang sống trên đất Mỹ là kẻ chủ mưu, đứng đằng sau vụ việc. Chúng tôi muốn nhận được sự trợ giúp của chính quyền Mỹ để dẫn độ Ksor Kơk đưa về Việt Nam xử lý theo pháp luật Việt Nam và luật tục của người dân tộc lâu nay vẫn thường làm”.

Cũng tại K’Dang, Bok Đô là một trong những người tham gia biểu tình, có hành động ném đá vào trụ sở UBND xã K’Dang, đã thuật lại cho hai viên chức chính trị Hoa Kỳ biết rằng ai xúi giục họ tham gia vụ quấy rối: Khoảng 3 giờ sáng 10-4, có hai kẻ bịt mặt đã dựng ông dậy, bắt đi biểu tình để được gặp Ksor Kơk. Ông không biết Ksor Kơk là ai, nhưng chúng cứ o ép ông và đe dọa rằng nếu không đi thì sẽ bị giết. Còn nếu đi thì được tiền (!). Khi đi, ném càng nhiều đá vào cán bộ, nhà cửa... càng tốt và sau đó sẽ có máy bay đưa sang Mỹ sinh sống sung sướng...

Những câu trả lời tương tự cũng được các ông Tươi ở làng Lun, xã Glar (Đăk Đoa) và Siu Vông ở Plei Puối B, xã Ia Le (Chư Sê) kể lại và phẫn nộ: “Bây giờ chúng tôi rất căm thù Ksor Kơk gì đấy (chưa có ai được gặp nó cả) và bọn tay sai của chúng đã xúi giục họ làm những việc không phải. Ở xã Glar, một số người bị thương qua vụ xô xát vừa qua đã kéo đến nhà của những kẻ xúi giục và đòi chính quyền có biện pháp để xử lý chúng nghiêm khắc theo pháp luật, đồng thời yêu cầu già làng phải xử những kẻ này theo luật tục nghiêm khắc của đồng bào”.

Hai viên chức chính trị Hoa Kỳ cũng đặt ra các câu hỏi với những người mà họ được tiếp xúc tại các làng: Có ai bị bắt, ai bị thương, ai trốn ra khỏi làng... không, thì chính những người dân khẳng định: Không có ai bị bắt, chỉ có những người bị tạm giữ, nay đã được về đoàn tụ với gia đình. Khi tiếp xúc với các viên chức chính trị Hoa Kỳ, hàng trăm người dân tộc Bahnar, Jrai tại các làng đều biểu lộ sự bất bình và sự hoài nghi về sự có mặt của họ ở Tây Nguyên lúc này và nghi ngờ người Mỹ đang dung dưỡng tên phản động lưu vong Ksor Kơk ngay trên đất Mỹ.

Người dân đã bị bọn xấu hăm dọa, lừa dối

Ngày 26-4, khi thấy đoàn phóng viên của các hãng Tân Hoa Xã, Reuters, AP và các phóng viên báo chí trong nước đến làng Dưng, thuộc xã Hà Bầu, huyện Đăk Đoa, một số thanh niên có tên là Yit, Chyịt và ông Chuyech đã tìm gặp họ. Đại diện, thanh niên Yit nói: Tôi rất ân hận vì mình và một số người trong làng đã nghe theo lời kẻ xấu kích động, nhưng nếu không làm thì không được vì sợ bị giết... Chúng tôi rất biết ơn chính quyền xã đã khoan hồng, giải thích cho chúng tôi âm mưu của kẻ xấu, chúng tôi đã hiểu thêm được nhiều điều, biết chính xác được tên Ksor Kơk thực chất chỉ là tên phản động Fulro lưu vong, luôn tìm cách phá hoại tình đoàn kết Kinh - Thượng. Và, nếu còn có kẻ nào đến xúi giục, ép buộc nữa, tôi sẽ tìm mọi cách để tố giác họ với chính quyền... Còn ông Chuyech nói với phóng viên AP và Reuters rằng người dân bị bọn xấu hăm dọa, nhưng ông không sợ và đã nói với bà con trong làng rằng đừng để bọn xấu lợi dụng. Ông cũng khẳng định chính quyền sở tại luôn luôn giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số. Thực tế ông có vườn tiêu, có ruộng, ông đã xây được nhà kiên cố, mua được xe máy... Đó là những thành quả mà Đảng và Nhà nước Việt Nam mang lại. Còn thông tin xuyên tạc sự thật trắng trợn rằng chính quyền đàn áp đồng bào dân tộc thiểu số là lần đầu tiên ông được nghe thấy và đó hoàn toàn là tin bịa đặt...

Mục sư Siu Kim: Bà con gây rối đều là nạn nhân...

Sáng 28-4, hai viên chức chính trị Hoa Kỳ đã có buổi làm việc chính thức với ông Nguyễn Vĩ Hà, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Ông Marc Forino đề nghị: “Sự thật là chúng tôi đã không tìm được thông tin gì khi được đi tiếp cận tại những địa chỉ những người dân đã từng tham gia vụ gây rối vừa qua, xin ngài chủ tịch vui lòng cho chúng tôi biết có bao nhiêu người dân đi biểu tình, bao nhiêu địa điểm xảy ra biểu tình, bao nhiêu người bị bắt... trong ngày 10-4 vừa qua?”. Ông Nguyễn Vĩ Hà trả lời: “Có khoảng 3.500 người đi biểu tình, gây rối xảy ra ở 30 làng trên địa bàn 3 huyện (Đăk Đoa, Chư Sê, Ayun Pa). Có làng chỉ có vài người, có làng đến 30 - 40 người tham gia. Tổng cộng có khoảng 40 - 50 xã đã xảy ra vụ việc này. Chỉ có những tên đầu sỏ, hung hãn bị bắt. Tôi nghĩ có thể họ sẽ bị xét xử về tội cố ý gây rối an ninh trật tự công cộng và chống đối người thi hành công vụ”. Ông Hà còn cho biết thêm, những vụ gây rối lần này diễn ra với quy mô nhỏ lẻ, xảy ra dàn trải trên các địa bàn. Bọn chúng còn ép buộc cả phụ nữ, trẻ em vào cuộc để làm lá chắn... Hậu quả trong vụ gây rối đó là có một du kích thôn đã bị chúng đánh chết... Điều đó cho thấy tính chất hung hãn mang màu sắc khủng bố của vụ việc. Và chính những người dân tham gia biểu tình khi bị kích động mạnh đã ném đá vào lực lượng dân phòng, vô tình trúng vào đầu nhau nên đã làm chết hai người khác. Ngay sau đó, ông Hà còn cho hai viên chức chính trị Hoa Kỳ xem toàn bộ băng video ghi được toàn cảnh hiện trường xảy ra ngày 10-4. Hai viên chức chính trị Hoa Kỳ còn được xem các loại hung khí như gậy gộc, dao, rựa, súng cao su, đá và khẩu hiệu thu được sau vụ gây rối.

Theo đề nghị của các viên chức Hoa Kỳ là muốn được làm việc với Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh Gia Lai và đến làm việc với mục sư Siu Kim ở làng Pleiku Ró, TP Pleiku. Đề nghị này dễ dàng được chấp thuận. Khi làm việc, mục sư Siu Kim đã khẳng định: Mọi vấn đề sinh hoạt của các tín đồ trên địa bàn đều diễn ra bình thường. Còn vấn đề xảy ra vụ gây rối vừa qua thì tôi cho rằng chính các bà con tham gia gây rối đều là nạn nhân của sự lừa gạt, xúi giục, kích động của bọn Fulro lưu vong phản động ở nước ngoài. Thực chất là tất cả các tín đồ đều tin vào chính quyền địa phương. Vì những người theo đạo đã được Chúa dạy là hãy gửi đức tin vào đồng loại, không được làm những điều xằng bậy, như việc ném đá vừa qua chẳng hạn. Đó chỉ là hành vi của bọn tà đạo mới làm như vậy thôi. Và trên thực tế cũng chưa có đạo phái nào có tên gọi là “Tin lành Đề Ga” cả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo