xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bên hầm chui, bên cầu vượt

HẢI PHONG

TP HCM sẽ xây dựng hầm chui tại ngã tư Thủ Đức với 4 làn xe

Theo quy hoạch trước đây thì ngã tư Thủ Đức (quận Thủ Đức) được xây dựng hầm chui dọc xa lộ Hà Nội cho 8 làn xe khi xa lộ Hà Nội mở rộng hoàn chỉnh 48 m. Cùng với đó là xây cầu vượt từ đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức) sang đường Lê Văn Việt (quận 9) với 4 làn xe. Nút giao này cũng có vòng xoay ở giữa và các nhánh rẽ trái, rẽ phải.

Cầu vượt hiện hữu tại ngã tư Thủ Đức được đưa vào sử dụng hơn 1 năm
 Ảnh: Hoàng Triều
Cầu vượt hiện hữu tại ngã tư Thủ Đức được đưa vào sử dụng hơn 1 năm Ảnh: Hoàng Triều

Tuy nhiên, năm 2012, do tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra tại nút giao này, TP HCM cho xây cầu vượt thép với vốn đầu tư 300 tỉ đồng. Ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII - đơn vị vừa có văn bản kiến nghị được đầu tư hầm chui tại ngã tư Thủ Đức), cho biết trước mắt CII kiến nghị xây hầm chui phía bên phải (hướng Đồng Nai vào TP HCM) với 4 làn xe, về lâu dài sẽ xây thêm hầm chui song song thay vì xây thêm một cầu vượt thép song song cầu vượt hiện hữu. Dự kiến kinh phí xây dựng một nửa hầm chui dưới 400 tỉ đồng, với điều kiện mặt bằng thông thoáng, nếu TP thông qua thì CII sẽ xây ngay, dự kiến trong 9 tháng sẽ hoàn thành.

Ông Bình khẳng định vẫn giữ nguyên cầu vượt hiện hữu, sau khi hoàn chỉnh các công trình sẽ điều chỉnh hướng tuyến cho phù hợp. Cụ thể, hầm chui với 4 làn xe phục vụ lưu thông hướng từ Đồng Nai vào TP HCM, cầu vượt hiện hữu phục vụ hướng ngược lại.

Đánh giá phương án này, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, lo ngại về lâu dài là không ổn về quy hoạch giao thông lẫn quy hoạch kiến trúc, chưa kể những người từ các tỉnh khác đến TP HCM, khi lưu thông qua khu vực này sẽ rất bối rối. Theo ông Sanh, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM nên xem xét phương án xây thêm một cầu vượt thép song song với cầu vượt hiện hữu, kinh phí xây dựng thấp hơn hầm chui, thời gian hoàn thành nhanh, hiệu quả không kém, chưa kể tuổi thọ công trình cũng 50 - 60 năm.

Trước đây, khi đưa ra phương án giải tỏa áp lực giao thông tại nút giao ngã tư Thủ Đức, Sở GTVT  nghiêng về phương án xây hầm chui hơn xây cầu vượt, vì vừa bảo đảm quy hoạch mặt cắt ngang của tuyến xa lộ Hà Nội vừa đáp ứng địa chất, địa hình đồi dốc, bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho các phương tiện vận tải nặng khi lưu thông qua nút giao. 

Ngại dư luận phản ứng vì lãng phí?

Một chuyên gia giao thông nhận định có lẽ do ngại phương án xây hầm chui dọc xa lộ Hà Nội buộc phải tháo bỏ cầu vượt hiện hữu thì dư luận phản ứng (vì gây lãng phí khi cầu vượt này vừa đưa vào sử dụng hơn 1 năm) nên Sở GTVT chọn phương án “nửa hầm, nửa cầu”. Vấn đề là khi nào CII sẽ xây dựng nửa hầm chui còn lại, chẳng lẽ đến 50 - 60 năm sau? Việc xây nửa hầm chui còn lại chỉ là sớm muộn và không tránh khỏi lãng phí.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo