Trẻ em bị bệnh tay chân miệng quá đông đã làm quá tải Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: Hà My
Hiện Trung tâm Sản nhi đang tiếp nhận 169 ca nhiễm TCM, trong đó có 19 ca nặng được chuyển lên Khoa Hồi sức cấp cứu để điều trị đặc biệt. BS Nguyễn Văn Ngữ, Khoa Y học nhiệt đới – Trung tâm Sản nhi, cho biết ngoài dịch TCM hiện trên địa bàn còn xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết và thủy đậu. Chỉ riêng tại Khoa Nhi Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng sáng 23-2, đã có trên 100 người đưa con đến khám khi phát hiện có các triệu chứng TCM.
Trước đó, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn TP về việc tăng cường chăm sóc trẻ, phòng chống dịch TCM. Đặc biệt, theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe trẻ ở các nhóm lớp, phát hiện kịp thời trẻ có biểu hiện mắc bệnh để đưa đến khám tại các cơ sở y tế. Yêu cầu trẻ mắc bệnh TCM không được đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, yêu cầu phải cho lớp đó nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền. Đồng thời, thông báo cho phụ huynh của trẻ cùng lớp được biết và tư vấn phụ huynh chăm sóc, theo dõi trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ học.
Tại Quảng Ngãi, BS Nguyễn Tấn Phụ, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, cho biết trong vòng một tuần qua, bệnh viện đã tiếp nhận 63 trẻ em nhập viện vì mắc bệnh TCM, nâng tổng số bệnh nhi TCM vào viện từ đầu năm đến nay khoảng 116 em.
10 ổ dịch ở Bình Định Ngày 23-2, ông Lê Quang Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, cho biết TCM đang tăng trở lại và có nguy cơ bùng phát thành dịch ở tỉnh này. Hiện tỉnh này đã có gần 200 ca mắc bệnh, trong đó nhiều nhất là huyện Phù Mỹ với gần 100 ca. Trung tâm Y tế dự phòng Bình Định đã phát hiện 10 ổ dịch tại huyện này. H. Ánh |
Bình luận (0)