xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh viện “đầu độc” khu dân cư

Bài và ảnh: DUY NHÂN

Rác thải bệnh viện, nước thải y tế, chất thải từ bệnh nhân chưa qua xử lý… xả thẳng ra môi trường hằng ngày - ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu

Giữa tháng 8-2015, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định xử phạt hành chính 440 triệu đồng đối với Bệnh viện (BV) Đa khoa huyện Hòa Bình do xả chất thải y tế chưa qua xử lý ra môi trường. Thế nhưng, điều đáng nói là các ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở đây.

10 năm sống chung với ô nhiễm!

Ngày 8-9, chúng tôi có mặt tại khu vực BV Đa khoa huyện Hòa Bình để ghi nhận tình trạng ô nhiễm qua phản ánh của người dân. Hình ảnh khó chấp nhận là sự nhếch nhác tại đây. Xung quanh BV tràn ngập rác và nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Nước thải từ trong các khu vực chức năng, phòng bệnh nhân cứ theo đường ống dẫn ra ngoài, men theo các rãnh nước chảy sang các khu nhà dân lân cận, xuống ao hồ, ruộng lúa...

... Và tràn qua sân nhà chị Nguyễn Thúy Hằng
... Và tràn qua sân nhà chị Nguyễn Thúy Hằng
Nước thải đen ngòm từ Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Bình chảy ra khắp nơi
Nước thải đen ngòm từ Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Bình chảy ra khắp nơi

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ khi thành lập cho đến nay, BV Đa khoa huyện Hòa Bình chưa hề có hệ thống xử lý nước thải cũng như lò đốt chất thải rắn cao tầng khép kín theo quy định. Hằng ngày, rác y tế và rác sinh hoạt trong BV được bỏ vào thùng phuy rồi đốt thủ công. “Mỗi lần BV đốt rác, khói bay mù mịt, chúng tôi phải bịt mũi, chạy vào nhà đóng cửa” - bà Hồ Sông Biển, sống cạnh BV, than thở.

Trong vài giờ tiếp xúc với các hộ dân sống phía sau BV, chúng tôi cảm nhận rõ sự ngột ngạt của bầu không khí ô nhiễm đến mức khó có thể chịu đựng được. Vậy mà, hàng trăm người dân ở đây đã phải sống chung với tình trạng này gần 10 năm qua.

Trong BV có gần 20 nhà vệ sinh hư hỏng đã khá lâu. Do đó, đơn vị đã phải xây tạm 5 nhà vệ sinh bên ngoài. Không chỉ gây khó khăn cho sinh hoạt của bệnh nhân, những nhà vệ sinh này còn làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm. “Nhiều nhà vệ sinh bị nghẹt không sử dụng được, BV phải đóng hết các nắp bồn cầu và lấy bọc ni-lông nhét kín lại nhưng vẫn bốc mùi hôi thối. Vì vậy, người nào cần thì ra khu nhà vệ sinh tạm bên ngoài, rất bất tiện” - bệnh nhân Nguyễn Thị Lia bức xúc.

Muốn… giao nhà cho BV

Nhà bà Dư Thị Dung (57 tuổi) ở ngay phía sau dãy phòng 2 tầng dành cho bệnh nhân. Hằng ngày, gia đình bà phải hứng toàn bộ nước thải từ dãy phòng dành cho bệnh nhân tràn qua. “Tất cả chất thải của bệnh nhân hằng ngày chảy qua khu nhà tôi nhưng không có cách nào ngăn lại. Cái ao sau nhà giờ đen ngòm, không con cá nào sống nổi. Còn ruộng lúa thì không thể đặt chân xuống vì lập tức bị nổi mẩn đỏ gay, ngứa không chịu được” - bà Dung ngán ngẩm.

Đã rất nhiều lần, bà Dung làm đơn khiếu nại gửi ban giám đốc BV và cơ quan chức năng địa phương nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không được cải thiện. “Nhiều cán bộ đã xuống khảo sát nhưng rồi cũng chẳng thay đổi được gì. Nhiều lúc không chịu đựng nổi, tôi yêu cầu giao nhà cho BV để được đổi chỗ ở khác” - bà Dung nói.

Hàng chục hộ dân sống cạnh khu vực cấp cứu, phòng phẫu thuật của BV Đa khoa huyện Hòa Bình tỏ ra bất an do hằng ngày phải chứng kiến nước thải nhiễm khuẩn, hóa chất từ trong BV xả ra, tràn qua sân nhà họ. Chỉ vào đường ống xả thải từ phòng cấp cứu đang rỉ ra dòng nước lợn cợn, chị Nguyễn Thúy Hằng lo ngại: “Nhiều người bảo nước thải này mang nhiều mầm bệnh nên tôi rất lo vì hằng ngày cứ chảy đều đều qua sân nhà. Chúng tôi đã phản ánh nhiều lần nhưng không ai giải quyết”.

Trao đổi với chúng tôi, BS Đặng Minh Lầu, Giám đốc BV Đa khoa huyện Hòa Bình, thừa nhận vấn đề xử lý nước thải nằm ngoài khả năng của BV do từ lâu không có hệ thống xử lý. “Vấn đề lo nhất của BV là tình trạng nhiễm khuẩn chéo do ô nhiễm. Rác có thể thu gom được, còn nước thải thì chịu, bởi không có hệ thống xử lý nên cứ chảy ra xung quanh. Nhân lúc BV nâng cấp, sửa chữa, chúng tôi kiến nghị chủ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới khắc phục được vấn đề ô nhiễm” - ông Lầu cho biết.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 7-9

Chưa biết khi nào có hệ thống xử lý nước thải

BV Đa khoa huyện Hòa Bình được xây dựng từ năm 1986, đã xuống cấp trầm trọng nên được nâng cấp, sửa chữa từ năm 2011 do UBND huyện Hòa Bình làm chủ đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa xong.

Ngày 8-9, chúng tôi liên hệ với Ban Quản lý dự án huyện Hòa Bình để tìm hiểu về các hạng mục sửa chữa, nâng cấp BV này, một cán bộ cho biết vẫn chưa có hạng mục xây dựng hệ thống thu gom nước thải trong dự án này.

Việc cơ quan chức năng đã xử phạt nặng đối với BV Đa khoa huyện Hòa Bình là hết sức cần thiết song vấn đề hàng trăm người dân sống xung quanh BV quan tâm là đến bao giờ họ mới thoát khỏi cảnh sống chung với ô nhiễm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo