xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bi hài bác sĩ miệt vườn: Vô cảm với bệnh nhân

NGỌC DUNG

Sau hàng loạt sự cố liên quan đến tay nghề và y đức của một số bác sĩ, Cục Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đã yêu cầu sở y tế các địa phương vào cuộc tìm hiểu để xử lý

Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám,  chữa  bệnh -Bộ Y tế, cho rằng để xảy ra một số vụ việc như thiếu nữ chết ở Năm Căn - Cà Mau hay sản phụ đẻ rơi ở Bạc Liêu… có thể do hoàn cảnh khách quan hoặc chủ quan, tay nghề bác sĩ chưa tốt…

Tập trung cho tuyến dưới

“Trước những sự việc như thế này, không ít người biện minh rằng do “sơ suất”. Tuy nhiên, thử đặt mình vào bệnh nhân và thân nhân bị đối xử thờ ơ như thế, chúng ta mới hiểu được phần nào sự bức xúc của họ. Chính vì thế, nếu sự cố xảy ra thực sự do yếu tố chủ quan, ngành y tế sẽ có những hình thức kỷ luật nghiêm khắc chứ không chỉ đơn giản rút kinh nghiệm hay xem là bài học trong công tác điều trị” - ông Khuê khẳng định.
 
img
Em Dương Thị Thu Huyền (Hiền) chết tức tưởi do sự tắc trách
của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Năm Căn - Cà Mau. Ảnh: Duy Nhân

Ông Khuê cho biết sau hàng loạt sự cố liên quan đến tay nghề và cả y đức của một số bác sĩ xảy ra thời gian qua, cục đã có văn bản yêu cầu sở y tế các địa phương vào cuộc tìm hiểu để xử lý.

Theo TS Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế, điều kiện cơ sở vật chất rất cần thiết đối với ngành y song nhân tố con người vẫn giữ vai trò chủ động, tích cực. Nói đến con người, không chỉ là thao tác kỹ thuật mà chính yếu phải là cái tâm. Đối với thầy thuốc, cái tâm đó chính là y đức. Ngày 7-7-2008, Bộ Y tế đã ban hành chỉ thị về nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao y đức trong các cơ sở y tế.
 
Cùng với việc nâng cao y đức cho thầy thuốc, ngành y tế cũng chú trọng nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh của tuyến dưới. Điều này được thể hiện qua Đề án 1816 cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện (BV) tuyến trên về hỗ trợ các BV tuyến dưới.
 
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, sau hơn 2 năm thực hiện, nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được triển khai ở các BV tuyến dưới. Việc luân phiên cán bộ về tuyến dưới đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cho cơ sở.

Tăng cường giáo dục y đức

Người đứng đầu ngành y tế thừa nhận trong điều kiện kinh tế thị trường, sự cám dỗ vật chất có chiều hướng gia tăng, một bộ phận y - bác sĩ, cán bộ viên chức có những biểu hiện vi phạm y đức, lợi dụng những sơ hở trong chế độ chính sách, mưu lợi riêng. 
 
Khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, những người này chưa thể hiện đầy đủ tinh thần trách nhiệm, vi phạm những quy định, quy chế của ngành.
 
Trong giao tiếp, họ chưa tôn trọng bệnh nhân, kiệm lời giải thích, nhiều khi vô cảm. Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu khẳng định với những hành vi này, ngành đã và đang nghiêm túc đấu tranh, xử lý nghiêm.

Về phía ngành y tế, việc giáo dục y đức cho sinh viên những năm gần đây cũng đã được chú trọng hơn. Năm 2010, các trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược TPHCM đã đưa bộ môn y đức và y-xã hội học vào giảng dạy cho sinh viên.
 
 “Chúng tôi luôn nói với sinh viên rằng nhà trường không sợ các em thiếu trình độ để học kiến thức khám - chữa bệnh mà chỉ lo các em thiếu trái tim nhân hậu để cứu chữa người” – PGS-TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, cho biết.

Theo PGS-TS Nguyễn Đức Hinh, việc giáo dục y đức trong nhà trường thôi chưa đủ, bởi y đức của thầy thuốc còn phụ thuộc vào môi trường chung toàn xã hội, trong đó có BV. Đứng trước vấn đề này, không ít ý kiến cũng cho rằng vai trò của người quản lý rất quan trọng, BV xảy ra tiêu cực cũng là do ban lãnh đạo chưa làm tốt trách nhiệm quản lý.

Để giảm những tiêu cực liên quan đến tay nghề và y đức, nhiều chuyên gia ngành y cho rằng cần có những thay đổi về chính sách đãi ngộ để thầy thuốc có thể đủ sống và yên tâm làm nghề.
 
“Với mức lương điều dưỡng hơn 1 triệu đồng và bác sĩ 2 - 3 triệu đồng/tháng, rõ ràng thầy thuốc không đủ lo cho cuộc sống hằng ngày của họ và gia đình. Hiện nay, thu nhập thực tế của nhiều thầy thuốc vẫn vào loại thấp, nhất là những người đang công tác tại vùng sâu, vùng xa” - TS Lương Ngọc Khuê lo ngại.
 
Cần bệnh nhân giúp sức

PGS-TS Nguyễn Đức Hinh  bày tỏ: “Tất cả những vấn đề liên quan đến y đức đều đổ lỗi cho thầy thuốc nhưng đã có ai từng nghiên cứu xem việc bệnh nhân cứ dúi tiền vào tay bác sĩ có phải là làm hư thầy thuốc không?”. Ông Hinh cho rằng người bệnh cũng cần phải hiểu những đặc điểm và áp lực của nghề y để thông cảm với thầy thuốc hơn.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo