xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biệt động Sài Gòn

Đạo diễn Lê Phong Lan

Khi chúng tôi viết loạt bài này, đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu, SN 1931), thủ lĩnh biệt động Sài Gòn, đang bệnh nặng. Ông và đồng đội đã viết nên những trang sử oai hùng, góp phần đem lại thắng lợi cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc

Từng được mệnh danh là “Tướng biệt động Sài Gòn” hay “Thủ lĩnh F100”, đến bây giờ, giữa dòng chảy âm thầm của cuộc sống, ông Tư Chu vẫn là mắt xích quan trọng kết nối các gia đình và thành viên biệt động Sài Gòn ngày trước.

img
Đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) và nhà báo Mỹ Don Luce gặp nhau tại TPHCM. Ảnh do nhân vật cung cấp

Đội quân tinh nhuệ 

Ông tiếp chúng tôi tại nhà (phường Thảo Điền, quận 2 - TPHCM). Nhìn vóc dáng nhỏ nhắn, hiền hậu ấy, ít ai biết rằng sinh mạng của ông từng được Mỹ và chính quyền chế độ cũ treo giá đến 2 triệu USD sau sự kiện chấn động Mậu Thân 1968. Ông là Nguyễn Đức Hùng, còn được biết đến với tên gọi Tư Chu, bí danh Ba Tam, một “trùm biệt động” chỉ huy lực lượng cảm tử đặc biệt tinh nhuệ với chỉ 88 con người xung trận mà đã làm điên đảo Sài Gòn và rúng động cả thế giới vào lúc bấy giờ.

Việc chuẩn bị cho trận đánh Mậu Thân 1968 thật ra đã được bắt đầu từ mùa thu năm 1964. Để đón lấy thời cơ chiến lược tiến lên giành thắng lợi cuối cùng vào cuối giai đoạn chiến tranh đặc biệt, Trung ương Cục miền Nam đã vạch ra “Kế hoạch X”, nội dung thực hiện một cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong các đô thị trên toàn miền Nam, trọng tâm là Sài Gòn - Gia Định. Cùng thời gian này, Trung ương đã điều động đại tướng Nguyễn Chí Thanh vào Nam để trực tiếp lãnh đạo, chuẩn bị cho kế hoạch này. Việc thành lập Đoàn Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định, phiên hiệu F100, nằm trong kế hoạch đó.

Sứ mệnh lịch sử

Điều gì đã khiến Tư Chu được cấp trên lựa chọn làm thủ lĩnh đội quân đặc biệt tinh nhuệ F100 ? Có lẽ là từ bản lý lịch của ông. Xuất thân từ thành phần cùng khổ, 8 tuổi đã phải xa gia đình, 10 tuổi bắt đầu cuộc sống tự lập, 14 tuổi trở thành công dân đất Sài Gòn - Gia Định, người thanh niên quê Hà Tĩnh này đã sớm nếm trải mùi đời tủi nhục, cùng cực của dân nghèo thành thị, nỗi căm phẫn bi thương của một người dân mất nước.

Tư Chu tìm đến với cách mạng như một lẽ tất yếu. Bắt đầu từ việc tham gia đoàn quân cướp chính quyền trong mùa thu tháng Tám 1945, kế đến là chỉ huy đơn vị biệt động thành 2766 trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn…, rồi ông tập kết ra Bắc, được đưa đi học ở trường quân sự nước ngoài và về nước rồi trở vào Nam trong đoàn cán bộ quân sự đầu tiên chi viện cho chiến trường miền Nam mang tên Phương Đông 1 vào năm 1961. Ông tiếp tục được giao phụ trách việc nắm tình hình địch trong nội đô, phục vụ trực tiếp cho yêu cầu chiến đấu. Chỉ trong vòng một năm, ông đã xây dựng được một lực lượng gồm hơn 300 cán bộ, cơ sở, hoạt động suốt từ địa bàn quận 8 vào đến nội thành Sài Gòn.

Năm 1965, ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), Bí thư Khu ủy, đã đề cử với Quân khu Sài Gòn - Gia Định chọn ông Tư Chu vào vị trí chỉ huy trưởng lực lượng biệt động đặc biệt F100 khi lực lượng này bắt đầu được thành lập. Trước khi vào trận Mậu Thân 1968, F100, với hơn 200 người được biên chế trong 13 đội, dưới sự chỉ huy của ông Tư Chu đã đánh những trận vang dội vào các mục tiêu đầu não của quân đội Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Thử thách đáng nhớ !

Ông Tư Chu có một người đồng chí khá đặc biệt, đó chính là vợ ông - bà Đoàn Thị Nhỏ (Tư Nhỏ), một cán bộ giao liên trong lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Thời điểm ông đang căng óc chỉ đạo đội hình biệt động ém quân, tập kết vũ khí tại các kho ở nội thành để đánh 9 mục tiêu quan trọng trong Tết Mậu Thân 1968 cũng là lúc bà Nhỏ bồng bế đứa con trai 2 tuổi đi làm nhiệm vụ hướng dẫn cán bộ biệt động xâm nhập nội thành để chuẩn bị cho trận đánh lớn. Vợ chồng ông phải gửi lại 2 đứa con (5 tuổi và 7 tuổi) cho 2 cơ sở nuôi để tiếp tục hoạt động cách mạng. Nhưng một cán bộ bị bắt, không chịu nổi đòn roi tra tấn đã khai ra nơi nuôi giấu 2 đứa con của ông bà. Địch bắt được, quyết lấy đó làm cái cớ để chiêu hàng vợ chồng “tên Việt cộng đầu sỏ”.

Bà Nhỏ nhớ lại: “Lúc đó, tôi đang ở Hố Bò (Tây Ninh). Đồng chí Tư Ánh (Trần Bạch Đằng) hay tin đã quyết định giữ tôi lại, không cho về vì sợ địch đánh 2 đứa nhỏ rồi dụ dỗ chiêu hồi, tôi chịu không nổi sẽ ra hàng. Khi nghe 2 con bị bắt như vậy, tôi khóc không ra nước mắt, trong bụng cũng chết điếng luôn. Đồng chí Tư Ánh có đề xuất bắt một lính Mỹ để trao đổi nhưng sự việc không thành. Sau đó thì có một cơ sở của biệt động lên báo cáo, ông xã tôi mới đưa tấm hình của cháu Huy (con trai đầu) cho một nhà báo Mỹ để anh ta đăng bài lên án tụi nó rằng bắt con nít là vô nhân đạo. Từ đó, tin con tôi bị bắt được loan đi khắp thế giới”.

Vị ân nhân mà bà Tư Nhỏ nhắc đến chính là Don Luce - cựu phóng viên tờ Washington Post (Mỹ). Vào thời điểm đó, Don Luce đã được lãnh đạo Thành ủy Sài Gòn - Gia Định lựa chọn để tiếp cận, nhờ can thiệp nhằm tạo dư luận, gây áp lực giải thoát cho 2 đứa trẻ. Giờ đây, sau hơn 40 năm, gặp lại “những con tin của chiến tranh” (từ dùng của Washington Post) mình đã cứu ngày ấy, Don Luce không khỏi xúc động: “Thật tuyệt vời khi được gặp lại những đứa trẻ ngày ấy. Giờ đây, các em đã trưởng thành và đã là những người đàn ông thật sự”.

Với ông Tư Chu, sự kiện Mậu Thân 1968 không chỉ là một sự thử thách của thù nước, tình nhà mà còn là đỉnh cao trong đời hoạt động biệt động của mình với những ký ức không thể nào quên và không được phép quên…

Xứng danh anh hùng

Tại lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho đại tá Nguyễn Đức Hùng trên giường bệnh ở Bệnh viện Nguyễn Trãi (TPHCM) vào ngày 3-1-2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xúc động nói: “Đến hôm nay, vinh dự này mới được trao đến tay anh. Có thể nói đây là một thiếu sót của chúng tôi, trách nhiệm này chúng tôi xin nhận. Cầu mong anh luôn khỏe để an hưởng tuổi già và chứng kiến sự phát triển của đất nước mà các thế hệ cha anh, trong đó có lực lượng biệt động Sài Gòn, đã xây bằng xương máu”.

Kỳ tới: Những trận đánh vang dội

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo