xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biệt thự công tọa lạc trên đất vàng

Thế Dũng

Nhà công vụ sử dụng sai mục đích nếu thu hồi, bán đấu giá hoặc cho thuê sẽ ngày ngày đẻ trứng vàng cho ngân sách

Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội ngày 31-10, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến nêu con số đến thời điểm cuối tháng 9-2014, tổng quỹ nhà ở công vụ là 1.603.498 m2. Trong đó có hàng trăm biệt thự công, hàng chục ngàn căn hộ chung cư và 55.966 nhà ở liền kề.

Tuy nhiên, điều đáng nói, theo vị đại biểu Quảng Trị này là không ít cán bộ lãnh đạo được quyền sử dụng “vĩnh viễn” mà quên trả lại nhà công vụ, thực chất là đã cố tình biến nhà công vụ thành nhà tư vụ.

Ông Tiến nói rõ là có người tuy không ở nhưng đã lỡ mang theo chìa khóa nhà công vụ về địa phương để thụ hưởng biệt thự mà các doanh nghiệp đàn em đã xây sẵn ở quê nhà. Có người còn cho con, cháu mượn nhà công vụ theo cơ chế ở nhờ, giữ hộ, có người thông minh hơn còn cho thuê nhà công vụ để hằng tháng lĩnh thêm khoản tiền “trời cho” lớn hơn gấp nhiều lần tiền lương.

 

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Quốc hội Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Quốc hội Ảnh: TTXVN

 

Vô hình trung, chính sách nhà công vụ đã tạo sự bất bình đẳng, bất công bằng giữa các cán bộ lãnh đạo quản lý với nhau, giữa cán bộ lãnh đạo quản lý ở trung ương và địa phương.

“Nhà công vụ, biệt thự công thường tọa lạc ở những vị trí đắc địa, trên những mảnh đất vàng, đất ngọc, mỗi mét vuông trị giá hàng trăm triệu đồng” - ông Tiến gay gắt.

Ông Tiến kiến nghị Chính phủ có giải pháp quản lý, sử dụng đúng mục đích, bố trí hợp lý quỹ đất thì hàng trăm biệt thự công, hàng chục ngàn nhà công vụ sử dụng sai mục đích có thể thu hồi, bán đấu giá hoặc cho thuê sẽ ngày ngày đẻ trứng vàng cho ngân sách.

Ông Tiến cho rằng cán bộ lãnh đạo quản lý là tài sản quốc gia cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt. Nhưng nhà công vụ, biệt thự công cũng là tài sản quốc gia, không thể để tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác.

ĐB Lê Như Tiến kiến nghị cần có chế tài nghiêm khắc như cưỡng chế công khai danh tính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với người chiếm đoạt tài sản công, trong đó có chiếm đoạt nhà công vụ. Có lẽ đã đến lúc nên nhận dạng và đưa vào Bộ Luật Hình sự một tội danh tham nhũng mới, đó là tham nhũng nhà công vụ.

“Chúng ta lên án và xử lý rất nghiêm khắc một số cán bộ, công chức nhận lót tay, quà biếu trị giá vài trăm ngàn đồng hoặc vài triệu đồng. Song chưa xử ai tham nhũng nhà công vụ trị giá nhiều tỉ đồng. Có như thế, công cuộc phòng chống tham nhũng mới thiết thực, hiệu quả và sẽ xóa được hoài nghi là chúng ta chỉ tắm từ vai trở xuống” - ông Tiến kêu gọi.

Bên lề Quốc hội, trả lời báo chí về phát biểu trên hội trường của đại biểu Lê Như Tiến, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết quá trình thực hiện chính sách nhà công vụ đa số thực hiện đúng nhưng cũng có một số trường hợp chưa đúng, cần sớm khắc phục.

Ông Dũng nêu thực tế nhà công vụ do rất nhiều cơ quan quản lý. Ở trung ương thì do các bộ, ngành quản lý, còn ở địa phương thì do các sở, nơi thì các cơ quan tự quản lý… Bộ Xây dựng chỉ quản lý 180 nhà công vụ, bằng 1,4% tổng số nhà công vụ cả nước.

Theo ông Dũng, Bộ Xây dựng mới được giao quản lý nhà công vụ của Chính phủ và đã thấy được những thực trạng quản lý nhà ở công vụ có nơi chưa tốt. Có tình trạng người đã hết thời gian công tác, có nhà ở rồi nhưng không trả lại nhà, cũng có người hết thời gian công tác nhưng lại không có nhà để ở mà bản thân họ không tạo lập được nhà ở.  

 

“Lỗ hổng” quản lý nhà công vụ

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết quá trình thực hiện chính sách nhà công vụ đa số thực hiện đúng nhưng cũng có một số trường hợp chưa đúng, cần sớm khắc phục. Có thực tế là những chính sách, quy định pháp luật về nhà ở công vụ thời gian qua vẫn chưa đầy đủ, thậm chí chưa cụ thể. Đây là lỗ hổng pháp luật cần phải có quy định.

Bộ Xây dựng đề xuất trong dự thảo Luật Nhà ở phải có một chương quy định về nhà công vụ để giải quyết những bất cập hiện có.

 

Có biệt thự công nằm trong vùng lõi của di sản văn hóa thế giới, chủ sử dụng đã mất từ lâu, từ nhiều năm nay, song cho đến nay vẫn không thể giải tỏa được.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo