xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bít kẽ hở ngăn tham nhũng

Phạm Dương - Nam Dương ghi

Trao đổi với báo giới bên hành lang Đại hội XI ngày 13-1, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho rằng tham nhũng hiện nay không chỉ “tinh vi” mà đã “thô bạo”...

. Phóng viên: Từ góc nhìn của cơ quan thanh tra, theo ông, cần làm gì để khắc phục những tồn tại, nhất là về chống tham nhũng?

 
img
- Ông Trần Văn Truyền:
Trong phát biểu của Tổng Bí thư cũng như thể hiện trong văn kiện đã nêu đầy đủ những giải pháp sắp tới. Theo tôi, giải pháp hàng đầu là phải xem lại tất cả các cơ chế phòng ngừa, đặc biệt trong hoạch định thể chế quản lý kinh tế - xã hội vì hiện nay tham nhũng diễn ra dưới nhiều hình thức.
 
Nói là “tinh vi” nhưng theo tôi là “thô bạo”. Tham nhũng diễn ra như thế là do cơ chế quản lý còn nhiều sơ hở. Cho nên, để chống tham nhũng, cần phải tập trung hoàn thiện thể chế, đừng để kẽ hở.
 
. Nói về kẽ hở, thể chế chống tham nhũng đã có những biện pháp như kê khai tài sản hay tịch thu tài sản tham nhũng nhưng việc triển khai lại chưa hiệu quả như mong muốn?
 
- Cơ chế nào cũng cần phải công khai minh bạch, từ quy trình công vụ đến thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, định mức, cấp phát tài chính, cấp phát đất đai... Từ công khai mới dẫn tới kê khai và công khai tài sản.
 
Giải pháp thì có rồi nhưng biện pháp thực hiện thì chưa nghiêm, còn yếu tố chặt chẽ và hiệu quả thì chưa là bao. Riêng việc phát hiện hành vi tham nhũng của cán bộ - công chức thì không chỉ dựa vào kê khai tài sản.
 
Phải có giải pháp đặc biệt, biện pháp đặc biệt để phát hiện được những tài sản, thu nhập không kê khai. Hiện nay, kê khai tài sản vẫn còn hình thức, dù điều đó có thể giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm soát về danh nghĩa những tài sản, để khi cần thiết xác minh, thẩm tra làm rõ nhưng người ta có thể nhờ người khác đứng tên, phân tán tài sản.
 
Không có hệ thống kiểm soát thu nhập từ đầu thì sẽ có những biến dạng này khác, khiến kê khai tài sản trở thành hình thức. Cho nên, cần có biện pháp điều tra đặc biệt, kỹ thuật xác minh đặc biệt, kèm theo đó là cơ chế xử lý những loại tài sản bất minh đó. Đúng là phải tịch thu sung công tài sản tham nhũng nhưng làm sao để tịch thu được mới khó.
 
. Bên cạnh việc công khai minh bạch, việc phát huy dân chủ cũng góp phần tăng cường chống tham nhũng. Ông nhìn nhận thế nào về việc phát huy dân chủ, nhất là trong Đảng, thông qua hoạt động chất vấn vốn đã trở thành thông lệ và công khai đối với các cơ quan dân cử?
 
- Hoạt động chất vấn trong Đảng có nhiều hình thức, ví dụ có thể chất vấn người nào đó, việc nào đó... Hình thức khác nhưng trên diễn đàn của Trung ương cũng phát biểu chính kiến đồng ý/không đồng ý điều gì, thậm chí đề nghị Bộ Chính trị giải trình vấn đề nào đó.
 
Đó cũng là một hình thức chất vấn. Tuy nhiên, vừa qua, hoạt động này trong Đảng chưa được mạnh mẽ, chưa được như yêu cầu, mong muốn. Để chất vấn trở thành hoạt động bình thường trong Đảng nên có cơ chế cụ thể như chất vấn rồi thì bao lâu phải trả lời; tạo tâm lý thoải mái để không còn định kiến, đố kỵ với người chất vấn, hành vi chất vấn.
 
Chất vấn trong Trung ương hay cấp ủy đi vào vấn đề cụ thể của lãnh đạo, điều hành, trách nhiệm chỗ này, chỗ kia... nên e ngại còn nhiều. Vì thế, cần làm sao để không còn e ngại và bảo đảm những ý kiến trung thực, dám đấu tranh, chất vấn được bảo vệ, ủng hộ thì mới đạt kết quả.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo