xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ biển báo dưới 40 km/giờ: Đáng mừng!

TS Phạm Sanh (chuyên gia giao thông)

Các biển báo tốc độ 25, 30, 35 km/giờ sẽ được thay thế bằng biển báo 40 km/giờ. Quyết định này của ngành giao thông được dư luận, nhất là giới vận tải, hoan nghênh

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Văn bản số 6813/BGTVT-TCĐBVN về việc điều chỉnh biển báo hạn chế tốc độ trên các quốc lộ. Với các nội dung nổi bật như điều chỉnh, thay thế biển báo tốc độ 25, 30, 35 km/giờ bằng biển báo 40 km/giờ; đối với những trường hợp đủ điều kiện khai thác an toàn với tốc độ lớn hơn thì phải cắm biển tốc độ tương ứng (trên 40 km/giờ; rà soát lại các biển báo tốc độ tối đa 50 km/giờ đã cắm; trường hợp các yếu tố kỹ thuật của tuyến đường đủ điều kiện khai thác an toàn giao thông với tốc độ lớn hơn thì cắm lại biển báo tăng tốc độ cho phép và có biện pháp cảnh báo (nếu cần)…

Chấm dứt lãng phí, thiệt hại kéo dài

Quyết định trên của Bộ GTVT được đánh giá là kịp thời, hợp tình hợp lý, nhận được sự đồng thuận cao của người dân sau khi bị dư luận phản ứng về những biển báo tốc độ hết sức kỳ lạ, không thực tế, nhiều khi trở thành cái “bẫy” cho người tham gia giao thông.

Sắp tới, toàn bộ biển giới hạn tốc độ trong cả nước sẽ được sắp xếp lại theo hướng có lợi cho người tham gia giao thông
Ảnh: Tấn Thạnh
Sắp tới, toàn bộ biển giới hạn tốc độ trong cả nước sẽ được sắp xếp lại theo hướng có lợi cho người tham gia giao thông Ảnh: Tấn Thạnh

Biển báo giao thông, trong đó có biển báo tốc độ và biển báo tải trọng, vẫn là biện pháp hữu hiệu trong công tác điều tiết tổ chức giao thông sao cho vừa bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt vừa khai thác tốt nhất năng lực của dự án đầu tư xây dựng công trình cầu đường. Trên thế giới, các nước vẫn có 2 khái niệm: tốc độ thiết kế và tốc độ khai thác (cũng như tải trọng thiết kế và tải trọng khai thác) nhưng xu hướng các nước là duy trì tốc độ khai thác bằng hoặc hơn tốc độ thiết kế thông qua công tác duy tu, bảo trì để khai thác tối đa hiệu quả kinh tế - xã hội công trình cầu đường. Ngành GTVT Việt Nam một thời gian dài không tập trung công tác bảo trì để bảo đảm an toàn tuyệt đối, thậm chí “an toàn trách nhiệm”, đã đưa ra các biển báo hạn chế tốc độ không hợp lý, mâu thuẫn giữa tốc độ cho phép tham gia giao thông và tình trạng kỹ thuật chất lượng thực tế tuyến đường. Nhiều đoạn quốc lộ khá tốt, chỉ cho chạy dưới 40 km/giờ, ô tô mà chạy chậm hơn xe đạp điện đã gây tâm lý bất bình cho người tham gia giao thông, nhiều khi lại là nguyên nhân gây tai nạn nghiêm trọng khi lưu thông trên các tuyến đường có quá nhiều đoạn thay đổi tốc độ đột ngột...

Nhưng bất cập nhất vẫn là lãng phí chi phí đầu tư tuyến đường và hiệu quả kinh tế - xã hội mà công trình mang lại gián tiếp cho các ngành nghề, lĩnh vực khác, trong đó có ngành dịch vụ vận tải. Tuyến đường khi làm mới hoặc sửa chữa, nâng cấp - một tiêu chí quan trọng hàng đầu để làm căn cứ lựa chọn các thông số khác - chính là tốc độ thiết kế. Từ tốc độ thiết kế, đơn vị tư vấn mới chọn ra quy mô kích thước, thậm chí kết cấu nền mặt đường, cả các thông số đường cong độ dốc trên cả tuyến. Như vậy, bỏ ra một chi phí lớn để đầu tư một quốc lộ, tốc độ thiết kế 80 km/giờ, lại cấm biển hạn chế tốc độ dưới 40 km/giờ, việc lãng phí này ai chịu. Ngoài ra, chỉ tính riêng thiệt hại về chi phí vận tải cũng đã thấy khủng khiếp; tốc độ giảm kéo theo thời gian trên đường tăng, chi phí tài xế, xăng dầu, khấu hao tăng, nói chung là sẽ đẩy chi phí vận tải lên cao, giá thành hàng hóa dịch vụ tăng cao…, tính ít ra cũng phải trên 20%.

Hai nhiệm vụ tiếp theo

Rõ ràng, Văn bản 6813/BGTVT-TCĐBVN của Bộ GTVT vừa rồi đã thêm nhiều điểm “cộng” cho ngành giao thông trong bối cảnh kinh tế - xã hội chung của đất nước đang rất cần nhiều cải tiến. Để phát huy tiếp tục thành quả này, Bộ GTVT cần tiếp tục nghiên cứu 2 vấn đề có liên quan:

Một là, ngay cả các đường cao tốc, các tỉnh lộ, các đường do địa phương quản lý cũng phải rà soát điều chỉnh lại các biển báo hạn chế tốc độ cho phù hợp với tình trạng kỹ thuật thực tế và nâng cao hiệu quả công trình.

Hai là, nghiên cứu điều chỉnh lại các biển báo hạn chế tải trọng, đặc biệt biển báo hạn chế tải trọng cầu. Nên vừa có tải trọng tổng vừa có tải trọng trục theo từng loại phương tiện. Trước khi cấm biển phải có các nghiên cứu khảo sát, kiểm định, đánh giá chất lượng khai thác công trình hiện hữu, không cấm biển báo hạn chế tải trọng theo chủ quan. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng nên nhanh chóng nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn kiểm định cầu phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu 272-05 và các loại xe đang tham gia giao thông hiện hành. 

Giảm gánh nặng cho người tiêu dùng

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 13-6, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT, cho biết cơ quan này vừa có văn bản gửi các khu quản lý đường bộ, sở GTVT địa phương yêu cầu rà soát và gỡ bỏ toàn bộ các biển báo hạn chế tốc độ 40 km/giờ đang có nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc này.

Theo yêu cầu của Bộ GTVT, đối với những đoạn tuyến qua khu vực núi cao, bán kính đường cong nhỏ, đèo dốc thì phải bổ sung các biển báo nguy hiểm. Trường hợp điều kiện kỹ thuật không cho phép thì phải sử dụng biển tốc độ dưới 40 km/giờ và phải có thuyết minh, giải trình, báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, giải quyết. Các khu quản lý đường bộ còn phải rà soát lại toàn bộ hệ thống biển báo tối đa 50 km/giờ đã cắm trên các quốc lộ... Đối với các dự án trên quốc lộ đang thi công, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, doanh nghiệp BOT phải tổ chức rà soát và chỉ đạo nhà thầu thay thế biển báo 5 km/giờ bằng biển báo phía trước có công trường thi công và các biển báo chỉ dẫn giao thông qua khu vực đang thi công.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát lại tải trọng của các cầu sao cho hợp lý, tránh tình trạng cầu xe tải trọng lớn qua được nhưng lại cắm biển tải trọng xe quá thấp.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng: “Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần ngay tại các hội nghị, hội thảo lẫn kiến nghị bằng văn bản về việc phải rà soát, tháo dỡ bỏ các biển báo tốc độ nhưng không ai quan tâm. Mất bao nhiêu tiền để làm đường tốt nhưng lại hạn chế tốc độ tràn lan”.

Theo ông Thanh, việc cắm biển báo hạn chế tốc độ dưới 40 km/giờ trong thời gian dài đã gây ra rất nhiều lãng phí, tiêu hao xăng dầu, thời gian cho doanh nghiệp vận tải. Cuối cùng, người tiêu thụ hàng hóa phải gánh chịu chị phí tăng thêm bất hợp lý này. T.Kha

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo