Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang
Sau giờ giải lao, ông Huỳnh Thanh Phong, Tổng thanh tra chính phủ lên giãi bày về kết quả thanh tra trong thời gian qua. Ông Phong cho biết thời gian qua đã giảm hẳn số người khiếu kiện về đất đai. Theo số liệu cho thấy từ năm 2008 đến năm 2011 có 79% khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai. Trong đó chiếm nhiều nhất vẫn là vấn đề bồi thường, tái định cư (hơn 50%). Hiện vẫn còn 904 vụ khiếu nại tồn đọng (trong đó có 528 vụ liên quan đến Trung ương giải quyết). Theo ông Phong biện pháp để giải quyết sẽ là chủ động rà soát lại tồn đọng, cùng địa phương giải quyết.
Bộ Trưởng Bộ Tài chính trả lời: giá trị đến bù phải sát giá thực tế đối với đất bị thu hồi. Chính phủ đã chỉ đạo phải làm tốt hơn khâu tổ chức thực hiện. Đối với những dự án trọng điểm thuỷ điện, ngoài chính sách đã có còn ưu tiên những chính sách mới. Đối với Sơn La, ngài bồi thường cây trồng, vật nuôi còn hỗ trợ thêm 36 tháng. Còn các dự án tại địa phương, thì tuỳ vào tình hình của địa phương có hỗ trợ thêm ngoài chính sách.
Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chính phủ đã có nhiều quy định tạo thuận lợi rất lớn cho người dân.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đến năm 2015 mới hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân là quá chậm.
ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương): tỉ lệ các khu công nghiệp được lấp đầy chỉ 51% nhưng các cơ quan chức năng lại tiếp tục cấp đất làm khu công nghiệp. Mặt khác các khu công nghiệp xả thải ô nhiễm. Bộ xử lý và giải quyết vấn đề này ra sao?
ĐB Bùi Thị An và Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị bộ trưởng cho biết khi nào giải quyết xong các vụ tranh chấp đất đai "nóng" trong thời gian vừa qua.
ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị): có dư luận 10 tỉnh cho nước ngoài thuê hơn 305.000 mét vuông đất rừng trong khi người dân tại địa phương không có đất sản xuất. Hiện có bao nhiêu tỉnh và bao nhiêu diện tích đất cho nước ngoài thuê?
Theo Bộ trưởng Quang về các khu công nghiệp khó khăn thứ nhất là tỉ lệ lấp đầy thấp. Việc triển khai các khu công nghiệp tùy theo quy hoạch của từng địa phương, làm sao kêu gọi các nhà đầu tư sớm lấp đầy các khu công nghiệp. Về ô nhiễm khu công nghiệp, quan điểm của bộ là chúng ta không hy sinh môi trường cho lợi nhuận. Phải có phương án xử lý chất thải, an toàn cho môi trường mới triển khai khu công nghiệp và "hứa sẽ giải quyết tốt lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người dân bị thu hồi đất".
Về các vụ tranh chấp đất đai nóng ở các địa phương ông Quang cho rằng phải giải quyết vụ việc trên cơ sở các quy định của pháp luật. Riêng vụ Tiên Lãng, Hải Phòng đã tiến hành kiểm điểm và chỉ đạo giải quyết rốt ráo vụ việc. Đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc cho công tác đền bù, giải tỏa đất đai sau này. "Bộ đã phối hợp kiểm tra việc sử dụng đất đai tại các địa phương. Chúng tôi đã trực tiếp tham gia giải quyết tất cả các vụ tranh chấp đất nóng trong thời gian qua", Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết.
Trả lời câu hỏi của ĐB Lê Như Tiến "hiện còn bao nhiêu đất rừng giao cho nước ngoài thuê", Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết Bộ KH- ĐT không cấp phép cho các dự án có vốn nước ngoài, quyền này được phân cấp cho các tỉnh, thành phố. Các số liệu về diện tích đất rừng giao cho doanh nghiệp nước ngoài bộ đã báo cáo Quốc hội và sẽ gửi báo cáo cụ thể vấn đề này cho ĐB Tiến.
ĐB La Ngọc Thuận (Cao Bằng) nhận xét trong tình hình hiện nay, bất động sản đóng băng, nhiều dự án không triển khai được trong khi người dân không có đất sản xuất là lãng phí lớn. Đồng quan điểm trên ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) nêu ý kiến cần cơ chế để tránh lãnh phí đất đai. Hiện nay quy hoạch nhiều khu đô thị nhưng chỉ là đô thị "ma", không có người ở... Sông Hồng bị ô nhiễm từ bên kia biên giới nhưng hiện nay không có phương án nào giải quyết. "Bộ có phương án nào để bảo vệ con sông chính và ảnh hưởng đến sống của mấy chục triệu người dân?
ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình): Khi hết hạn giao đất nhiều hộ dân và con cháu của họ sẽ không có đất sản xuất, làm sao để giải quyết việc này.
Bô trưởng Nguyễn Minh Quang trả lời: ô nhiễm đầu nguồn sôn Hồng chúng tôi đã biết và có trách nhiệm từ phía bạn và cả phía chúng ta là TP Lào Cai. Chúng tôi sẽ tham mưu cho Chính phủ, bàn bạc để giải quyết vấn đề này. Về thời hạn giao đất, chúng ta đặt lại vấn đề chia lại đất đai là hết sức phức tạp. Nhiều địa phương đã linh động giải quyết vấn đề đất đai rất tốt.
Đại biểu Nguyễn Minh Lâm chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang
Trong phần chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang báo cáo QH về việc trả lời chất vấn của kỳ họp trước. Bộ TN - MT đã chỉ đạo tiến hành nhanh việc cấp quyền sử dụng đất, giải quyết việc mất phôi giấy sử dụng đất... Bộ phối hợp với các địa phương kiểm tra giám sát hoạt động khai thác khoáng sản. Tính đến chiều 12-6, bộ đã nhận 12 chất vấn về lĩnh vực đất đai.
Mở đầu buổi chất vấn ĐB Nguyễn Minh Sơn (Nam Định) hỏi: 2013, là năm cuối cùng hạn giao đất nông nghiệp, xung quanh vấn đề giao đất, thu hồi đất nông nghiệp đã xảy ra nhiều vấn đề gây bức xúc xã hội và có nguy cơ gây bất ổn xã hội. Để giảu quyết trong thời gian tới,Bộ TN - MT đã có giải pháp gì trong thời gian tới?
ĐB Nguyễn Minh Lâm (Long An) hỏi: còn nhiều bất cập trong việc tích tụ đất nông nghiệp; Tình trạng thiếu hụt nguốn nước ở Tây Nguyên; Tình trạng ô nhiễm trên các lưu vực sông. Bộ TN - MT đã làm gì để giải quyết và tham mưu các cấp giải quyết.
ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) chất vấn về việc đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, nhân dân khiếu nại, tái khiếu nại cao. Tại sao ?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận việc thu hồi, tái định cư, bồi thường tại một số dự án chưa công khai, dân chủ... là nguyên nhân chính dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Mặt khác công tác tạo nghề mới cho người bị thu hồi đất cũng chưa được chú trọng đúng mức. Việc mâu thuẫn lợi ích giữa lợi ích của Nhà nước, của người có đất và nhà đầu tư cũng nảy sinh khiếu nại rất nhiều. Vấn đề cơ bản để giải quyết chính là cơ chế thỏa thuận bồi thường.
Vừa qua Chính phủ có Nghị định 69 giải quyết rất tốt công tác đền bù, giải tỏa, đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất. Quyền lợi của người bị thu hồi đất so với trước đây tốt hơn rất nhiều. Các địa phương cũng đang cố gắng giải quyết thỏa đáng những khiếu nại của người dân.
Về hạn điền, hạn mức sử dụng đất "Bộ được giao trách nhiệm báo cáo trung ương sửa đổi Luật Đất đai. Chúng tôi đã hướng đến việc mở rộng hạn điền từ 5 - 10 lần hiện nay, nới thời gian thuê đất đến 50 năm để người dân mở rộng sản xuất, tổ chức sản xuất lớn".
Về ô nhiễm nguồn nước ở các lưu vực sông: có 3 lưu vực sông lớn và liên quan đến các thành phố lớn, có nhiều khu công nghiệp, dân cư đông đúc nên bị ô nhiễm. Gỉai quyết vấn đề này chính là giải quyết nguồn nước thải ra các sông.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết hiện còn hơn 500 vụ khiếu nại và hứa" sẽ cố gắng giải quyết sớm".
Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng phải "phụ" trả lời chất vấn những vấn đề liên quan đến cho thuê đất rừng
ĐB Lê Thị Công (BR-VT): Hiện nay nhiều dự án thu hồi đất rồi nhưng chậm triển khai. Các nhà đầu tư bị thu hồi dự án do chậm thực hiện nhưng đã thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, đã thực hiện giải phóng mặt bằng rồi thì thực hiện ra sao, cách giải quyết?
ĐB Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) thắc mắc về tỉ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay còn thấp, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Đề nghị bộ trưởng cho biết giải pháp giải quyết.
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) xoáy vấn đề nóng về các dự án của thủy điện. Việc thu hồi đất tại các dự án, bồi thường, tái định cư...còn bất hợp lý gây bức xúc cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo từ 50 - 80% tại các dự án tái định cư của thủy điện. Ảnh hưởng đến rừng rất lớn, gây biến đổi khí hậu...Bộ có giải pháp nào để giảm nghèo, đảm bảo dời sống người dân tại các dự án thủy điện?
Theo Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thời gian vừa qua kinh tế phát triển mạnh, đất đai được huy động phát triển kinh tế rất lớn. Nhiều nhà đầu tư vì nhiều lý do đã nhận đất nhưng không triển khai được. "Bộ đang tổng họp tình hình này tại các địa phương và tham mưu với Chính phủ để giải quyết. Theo quy định nếu quá thới gian quy định mà nhà đầu tư không triển khai dự án thì phải thu hồi".
Hiện đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nông thôn... đã được cấp giấy chứng nhận trên 80%. Còn các loại đất khác tỉ lệ thấp hơn. Những diện tích đất chưa được cấp đất có nguyên nhân là nguồn gốc phức tạp, vướng quy hoạch...
Về thủy điện: thuỷ điện có vai trò quan trọng, những bất cập song song đó chúng ta cần thời gian khắc phục dần. Đời sống người dân bị thu hồi đất làm thủy điện rất khó khăn. Phần rừng bị mất đi do thủy điện bắt buộc nhà đầu tư phải phục hồi.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu bộ trưởng Nguyễn Minh Quang trả lời sát câu hỏi của đại biểu hơn về vấn đề giải quyết khiếu nại và tại sao còn nhiều hộ nghèo tại dự án tái định cư cho người dân bị thu hồi đất làm thuỷ điện. Đồng thời Chủ tịch QH yêu cầu Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính "hỗ trợ" Bộ trưởng Bộ TN-MT trả lời thêm về công tác giải quyết khiếu nại về đất đai và chính sách hỗ trợ các hộ dân bị thu hồi đất.
Mở đầu phiên chất vấn sáng nay, 13-6, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền, trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ hai của QH khóa XIII.
Theo đó, tính đến hết năm 2011, tổng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 105.409 tỷ đồng, gấp 13 lần so với thời điểm thành lập. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu vay ngày càng lớn, thì nguồn vốn còn hạn hẹp, thiếu ổn định; hạn mức cho vay không sát với giá cả thị trường nên hiệu quả sử dụng vốn không cao. Đáng chú ý, các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển chưa được vay vốn tín dụng ưu đãi. Học sinh, sinh viên thuộc gia đình có thu nhập thấp; cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có mức lương thấp (từ 3,0 trở xuống), đang có con theo học đại học có nhu cầu vay vốn lại không được vay tín dụng ưu đãi.
Qua giám sát, UBTVQH yêu cầu Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các chính sách tín dụng ưu đãi khác… Đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách hiện hành về tín dụng ưu đãi làm cơ sở cho các hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ thu nhập thấp đang có con theo học đại học, cao đẳng, học nghề được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
UBTVQH cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu mở rộng đối tượng cho vay tín dụng ưu đãi với hộ gia đình khó khăn vùng bãi ngang ven biển, tại các khu tái định cư; xem xét nâng mức cho vay đối với một số chương trình (vay làm nhà ở, cho vay đối với học sinh, sinh viên) để phát huy hiệu quả vốn vay.
Bình luận (0)