xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng Công Thương: Thương lái Trung Quốc “giảm mạnh”!

TÔ HÀ

Nhiều nơi kiểm tra nhưng không thấy thương lái Trung Quốc thu gom nông sản l Trong tháng 4-2014, Bộ Công Thương sẽ ban hành chỉ thị về công khai, minh bạch giá điện để người dân giám sát

Trong phiên trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 1-4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận được nhiều câu hỏi về tình trạng ùn ứ nông sản ở cửa khẩu; thương lái nước ngoài vơ vét nông sản; việc điều hành giá điện, giá xăng dầu; xuất khẩu lậu khoáng sản tràn lan...

Bộ Công Thương nhận trách nhiệm

Phiên chất vấn sôi nổi ngay từ đầu khi đại biểu (ĐB) Mã Điền Cư, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết biện pháp ngăn chặn tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt nông - thủy sản làm rối loạn thị trường.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định sau hàng loạt giải pháp được Bộ Công Thương triển khai, tình trạng này đã giảm mạnh. Đầu năm 2014, có dư luận phản ánh thương lái nước ngoài thu mua cây huyết đằng ở tỉnh Kon Tum, bộ cho kiểm tra ngay thì Chi cục QLTT báo cáo không có hiện tượng này, chỉ có một số cá nhân, doanh nghiệp trong nước thu mua.

Hiện tượng thu gom cây culi ở tỉnh Nghệ An hay thảo quả ở tỉnh Hà Giang cũng chỉ là dư luận, kiểm tra thực tế không thấy. “Bộ Công Thương đã kiểm tra hết sức nghiêm túc, có hiện tượng thì xử lý. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm để xảy ra ở chỗ này, chỗ kia tình trạng tương tự” - ông Vũ Huy Hoàng thừa nhận.

Người dân xã Chi Khê, tỉnh Nghệ An thu gom lá cây cò ke bán cho thương lái Trung Quốc  Ảnh:  ĐỨC NGỌC
Người dân xã Chi Khê, tỉnh Nghệ An thu gom lá cây cò ke bán cho thương lái Trung Quốc Ảnh: ĐỨC NGỌC

“Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm nhưng nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thương lái nước ngoài gây nhiễu loạn thị trường thì bộ trưởng chưa đề cập. Phải chăng pháp luật còn quá nhiều kẽ hở hay trách nhiệm của bộ trưởng và các bộ liên quan còn quá chung chung?” - ĐB Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng) chất vấn.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, để chấm dứt tình trạng này, ngoài hoàn thiện khung pháp lý, cần phải nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước. Nông dân không có lỗi mà do cơ quan quản lý chưa tuyên truyền tốt.

EVN xây biệt thự, sân tennis, dân thấy hợp lý?

ĐB Huỳnh Nghĩa đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời rõ việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hạch toán chi phí xây dựng bể bơi, sân tennis, biệt thự vào giá điện.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết trong kết luận thanh tra tại EVN năm 2011, Thanh tra Chính phủ nêu các nhà máy nhiệt điện có hạng mục bể bơi, sân tennis, biệt thự, gồm: Ô Môn 1, Nghi Sơn 1, Phú Mỹ 1 và 4, Quảng Ninh 1 và Hải Phòng. Các nhà máy điện này nằm xa thành phố, có vốn đầu tư nước ngoài nên cần bể bơi, biệt thự, sân tennis để phục vụ chuyên gia nước ngoài, sau này chuyển thành công trình phúc lợi cho người lao động.

“Với các công trình xây dựng ở địa bàn xa xôi, môi trường làm việc độc hại như vậy thì thu hút cán bộ, người lao động rất khó khăn. Vì thế, tạo điều kiện bằng cách xây dựng hạ tầng công trình phúc lợi như vậy thì dư luận và nhân dân chắc là cũng thấy hợp lý” - Bộ trưởng nói.

Theo ông Vũ Huy Hoàng, chỉ có Nhiệt điện Phú Mỹ 1 hạch toán các hạng mục công trình này vào giá điện với số tiền không lớn, chỉ 1,5-3 tỉ đồng/năm. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xem xét có thông lệ hay không. Cơ quan này đã có dự thảo lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để báo cáo Chính phủ.

Về việc đầu tư ngoài ngành, Thanh tra Chính phủ kết luận EVN đầu tư hơn 121 tỉ đồng ra ngoài doanh nghiệp nhưng phần lớn đều cho công trình điện. Chỉ có 2.000 tỉ đồng đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng đang được EVN thoái vốn dần đến năm 2015.

Đề cập vấn đề minh bạch giá điện và giá xăng dầu như câu hỏi của ĐB Trương Văn Vở (tỉnh Đồng Nai), Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định trong tháng 4-2014 sẽ ban hành chỉ thị về công khai, minh bạch giá điện. Trong đó, quy định rõ EVN phải công khai các nội dung cụ thể để người dân biết và giám sát.

Đối với cơ chế điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã hoàn thiện dự thảo mới thay thế cho Nghị định 84, điều chỉnh một số nội dung cơ bản so với cơ chế hiện hành.

Ba người cấp 1.000 chứng nhận mỗi ngày

ĐB Trương Minh Hoàng (tỉnh Cà Mau) chất vấn về tình trạng dưa hấu ứ đọng ở cửa khẩu lặp đi lặp lại nhiều năm khiến nông dân và doanh nghiệp thiệt hại lớn.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn chỉ thông quan được 300 xe chở dưa hấu/ngày nhưng có ngày, 1.800 xe xếp hàng chờ xuất khẩu nên xảy ra ứ đọng kéo dài. Cửa khẩu Cốc Nam gần đó cũng chỉ “chia lửa” được 200 xe/ngày. Vì vậy, 3 cán bộ của 1 phòng cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở tỉnh Lạng Sơn phải cấp hơn 1.000 giấy/ngày. Bộ Công Thương đã đề nghị phía Trung Quốc kéo dài thời gian thông quan hằng ngày đến 21 giờ thay vì kết thúc lúc 17 giờ và không nghỉ thứ bảy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo