xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng nên ngồi nhà hay “ra trận”?

Bài và ảnh: Thế Dũng

Đi thực tế và rút tỉa kinh nghiệm từ thực tế để hoạch định chính sách sát sườn với đời sống là việc mà người dân rất cần ở các bộ trưởng

Trước góp ý của đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, ông Cao Sĩ Kiêm, rằng “Bộ trưởng Đinh La Thăng phải ngồi ở nhà nhiều hơn chứ không nên chạy ra đường giải quyết mấy vụ việc vụn vặt. Tác phong của bộ trưởng như vậy là rất tốt nhưng vị trí bộ trưởng không phải ở chỗ ấy mà có thể thông qua bộ máy, thông qua cấp phó hay đốc thúc cấp dưới làm”, đã có nhiều ý kiến trái chiều nhưng trong đó đại đa số ủng hộ “tư lệnh” ngành giao thông vận tải (GTVT).

Mong một lớp bộ trưởng hành động

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Nga, cho rằng một trong những nguyên tắc xây dựng chính sách là phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. “Tôi không nghĩ rằng một vị bộ trưởng là đóng cửa ngồi trong phòng để làm chính sách mà họ có quyền đi kiểm tra đột xuất cấp dưới, bất kỳ công trình nào thuộc lĩnh vực mình quản lý” - bà Nga nói. Theo bà Nga, việc Bộ trưởng Đinh La Thăng đi kiểm tra đột xuất và kỷ luật, cắt chức một số cán bộ là tiếng chuông báo động đối với các dự án, công trình khác cũng có thể bị kiểm tra bất kỳ lúc nào và tạo tính răn đe cao. “Không nên quá cực đoan, cứng nhắc rằng một bộ trưởng phải ngồi ở nhà làm chính sách nhưng cũng không nên tuyệt đối hóa việc bộ trưởng suốt ngày ra thực tế. Phải có sự kết hợp hài hòa” - bà Nga nhấn mạnh.

 

Bộ trưởng Đinh La Thăng đi kiểm tra dự án nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Quảng Bình
Bộ trưởng Đinh La Thăng đi kiểm tra dự án nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Quảng Bình

 

Bà Nga cũng phân tích hiện nay bộ máy quản lý nhà nước hiệu quả chưa được như mong muốn, sức ì đang còn lớn nên rất cần các bộ trưởng xông xáo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. “Trong tình hình chính sách nhiều nơi còn xa rời thực tế, sức ì bộ máy còn lớn, người dân và đại biểu Quốc hội mong muốn có một thế hệ lãnh đạo bộ, ngành hành động, xông xáo, quyết liệt. Đến giai đoạn sau khi guồng máy đã hoạt động rất tốt, sự năng động, quyết liệt đã lan tỏa ra khắp các tầng nấc thì “tư lệnh” có thể hạn chế việc ra ngoài để tập trung nghiên cứu chính sách, chiến lược. Còn nay, tình hình bộn bề khắp nơi thì không thể ngồi chờ báo cáo” - bà Nga nhìn nhận.

Không chấp nhận ngồi phòng lạnh làm chính sách

Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng, ông Huỳnh Nghĩa, nêu ý kiến: “Bộ trưởng phải ra thực địa, phải cọ xát với thực tế, từ thực tế mới ra được chính sách đúng. Tôi không đồng tình ý kiến cho rằng bộ trưởng phải đút chân gầm bàn làm chính sách”.  Theo ông Nghĩa, bộ trưởng không ra thực tế sẽ không biết thực tế đòi hỏi điều gì. “Bộ trưởng Thăng không xuống tận bản nhìn người dân đu dây qua suối thì sao có đề án phủ cầu treo ở nhiều nơi cho người dân, con em chúng ta đỡ cực” - ông Nghĩa nêu ví dụ.

Ông Nghĩa đề nghị nhiều vị bộ trưởng khác cũng cần xuống dân nhiều hơn nữa. “Phải đi thực tế, từ thực tế mới soi rọi được lý luận, mới đề ra được cơ chế chính sách đúng. Nếu bộ trưởng Bộ Y tế cũng chịu khó đi sẽ động viên biết bao gia đình có con em tử vong do tiêm vắc-xin thì mới thấy sự thiếu trách nhiệm của y tế cơ sở đến đâu” - ông Nghĩa chỉ ra.

img

 

Các “tư lệnh” ngành: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng (từ trên xuống) đi thực tế để nắm bắt thông tin ở lĩnh vực mình phụ trách

Các “tư lệnh” ngành: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng (ảnh từ trên xuống) đi thực tế để nắm bắt thông tin ở lĩnh vực mình phụ trách

Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, ông Trần Khắc Tâm, bày tỏ: “Tôi rất ủng hộ Bộ trưởng Đinh La Thăng và những “tư lệnh” lăn xả như Thống đốc Nguyễn Văn Bình vì từ sự xông xáo của họ đã kịp thời ra chính sách đúng và cử tri có niềm tin vào bộ máy nhà nước”. Ông Tâm dẫn chứng sau khi trực tiếp chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình về việc chỉ có gói tín dụng cho cá tra mà không có tín dụng dành cho nuôi tôm, thống đốc đã xuống địa phương, vào từng trang trại của bà con để về ban hành Quyết định 1149 về chính sách tín dụng cho hộ nuôi tôm. “Bà con ĐBSCL, nhất là bà con Sóc Trăng, rất phấn khởi với chính sách tín dụng ưu đãi” - ông Tâm cho biết.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - ông Lê Như Tiến - cho rằng bộ trưởng phải đi bằng hai chân là thực tiễn và xây dựng chính sách. Do nhiều lãnh đạo bộ - ngành, lĩnh vực ngồi phòng lạnh làm chính sách mới có quy định trên trời như quy định bán thịt, bán trứng, cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng... “362 phiếu tín nhiệm cao dành cho Bộ trưởng Đinh La Thăng là sự đánh giá cao của đại biểu đối với sự lăn xả, bám sát công việc của ông. Mà bộ trưởng cũng chỉ dành thứ bảy, chủ nhật để đến công trường, còn ngày thường cũng dành nhiều thời gian cho công tác hoạch định, tổ chức, điều hành” - ông Tiến nêu.

Phải làm cả hai việc

Trước góp ý của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói: “Góp ý của ông Cao Sĩ Kiêm là gián tiếp qua báo chí chứ không góp ý trực tiếp nên tôi không bình luận mà hãy để cho người dân nhìn nhận, đánh giá. Đã là bộ trưởng thì phải làm cả 2 việc. Gần dân cũng là hoạch định chính sách và làm chính sách cũng là để gần dân”.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chia sẻ: Làm chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, từ đòi hỏi của cuộc sống. “Từ những chuyến đi thực tế, tôi nắm được thực tế hơn và có cảm xúc từ việc chạm vào đời sống người dân, từ đó xây dựng chính sách. Đã làm bộ trưởng thì ai cũng phải ra thực tế, cộng với tích lũy trong suốt quá trình công tác, dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước, của thế giới để đưa ra những chấn chỉnh kịp thời” - ông Dũng bộc bạch.

 

Tôi rất khâm phục người đi thực địa nhiều…!

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường bày tỏ như vậy bên lề Quốc hội ngày 17-11 và phân tích thêm: “Với chức danh thuộc về quản lý và tham mưu quản lý vĩ mô nên bộ trưởng phải tập trung suy nghĩ những vấn đề lớn mang tính chiến lược. Tuy nhiên, chính sách cũng không thể xa rời với thực tiễn, nhất là những người quản lý trực tiếp các mảng “nóng” như giáo dục, y tế, giao thông vận tải...”. Đồng ý là bộ trưởng có bộ máy giúp việc như thứ trưởng, các cơ quan chức năng khác nên không nhất thiết vụ nào cũng phải lao vào tự xử lý nhưng theo “tư lệnh” ngành tư pháp, đôi khi đích thân bộ trưởng phải “ra trận” mới đạt hiệu quả. “Thực ra, tôi rất khâm phục những người đi thực địa nhiều mà người ta vẫn làm việc tốt. Có thể mình chưa tốt lắm nên mình ít “ra trận” mà phải tập trung nhiều vào vấn đề vĩ mô, lĩnh vực quản lý. Tôi hiểu rằng khi đảm nhận lĩnh vực còn bừa bộn thì sự xông xáo là rất quan trọng” - Bộ trưởng Hà Hùng Cường chia sẻ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo