xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Y tế: Hải sản vùng biển có sự cố không an toàn

N.Dung

(NLĐO)- Bộ Y tế khẳng định đã là vùng biển có sự cố và sự cố đó chưa được khắc phục thì thuỷ hải sản được đánh bắt trong vùng biển là không an toàn đối với sức khoẻ người sử dụng.


Cuộc sống ngư dân miền Trung bị ảnh hưởng nặng bởi sự cố môi trường nghiêm trọng do Formosa gây ra - Ảnh: Hoàng Phúc

Cuộc sống ngư dân miền Trung bị ảnh hưởng nặng bởi sự cố môi trường nghiêm trọng do Formosa gây ra - Ảnh: Hoàng Phúc

“Đã là vùng biển có sự cố và sự cố đó chưa được khắc phục thì thuỷ hải sản được đánh bắt trong vùng biển là không an toàn đối với sức khoẻ người sử dụng. Nước biển có thể đạt quy chuẩn để tắm nhưng chưa chắc thuỷ hải sản trong vùng biển đó đã an toàn để sử dụng”- Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã khẳng định như vậy ngày 25-8 khi trả lời báo giới câu hỏi "cá miền Trung đã ăn được chưa?"

Ông Phong cho biết vùng biển ô nhiễm thì cũng giống như một cơ sở sản xuất không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm được sản xuất sẽ không đảm bảo an toàn để người dân sử dụng. Do đó, hải sản đánh bắt ở các vùng biển có sự cố môi trường cũng không nên sử dụng. “Hiện tại để đưa ra một kết luận chính xác đầy đủ, chúng ta cần chờ đợi thêm. Dự kiến đến đầu tháng 9, Bộ Y tế sẽ có công bố ban đầu về kết quả về cá miền Trung sau sự cố Formosa. Mục tiêu số một là sức khỏe của người dân. Vì thế, nếu thuỷ, hải sản được đánh bắt ở vùng có nguy cơ, cần trữ đông chờ kết quả xét nghiệm của cơ quan chức năng ”- ông Phong nhấn mạnh. Cũng theo ông Phong, trong số 24 mẫu thuỷ hải sản được lấy gần đây nhất, chỉ phát hiện 1 mẫu vượt ngưỡng kim loại nặng (chì).

Trước nguồn tin cho rằng các kết quả xét nghiệm về cá miền Trung tại các vùng biển có cá chết là bất nhất, ông Phong khẳng định: không có sự mâu thuẫn. Theo ông Phong kết quả xét nghiệm cá có sự khác nhau là do mẫu cá lấy tuỳ từng thời điểm, từng vùng biển khác nhau. Mẫu cá tháng 4 và 5 công bố chủ yếu khai thác ở vùng ngoài khơi, đánh bắt xa bờ. Còn mẫu cá lấy trong tháng 7 là cả ngoài khơi và gần bờ, trong đó có 7/27 mẫu vượt ngưỡng về kim loại nặng.

Trước đó, kết quả xét nghiệm của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia gửi Bộ Y tế cho thấy trong các mẫu cá lấy từ vùng biển Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã phát hiện 5 mẫu cá có xyanua, 3 mẫu có phát hiện phenol. Cụ thể, 5 mẫu nhiễm xyanua gồm: Cá mỏ neo hàm lượng độc chất 3,9 mg/1 kg; cá đuối, ghẹ 3 mắt lượng xyanua 0,8 mg/kg; cá nhồng 0,6 mg/kg; cá man 0,5 mg/kg. 3 mẫu phát hiện nhiễm phenol là cá đuối 14 mg/kg, cá man 8,3 mg/kg, ghẹ 3 mắt 10 mg/kg. Lượng phenol được phát hiện trong mẫu cá lần này cao hơn nhiều so với mức được phát hiện trong 20 tấn cá nục đông lạnh tại Quảng Trị thời điểm đầu tháng 6 là 0,037 mg/kg.

Ông Phong cho biết, phenol và xyanua không phải là chất nằm trong quy định về an toàn thực phẩm. Bộ Y tế chỉ kiểm tra hàm lượng các chất được quy định trong thực phẩm như hàm lượng kim loại nặng. Còn những chỉ tiêu khác như phenol, xyanua chỉ là phối hợp với bên môi trường để thực hiện nhằm làm quan trắc về môi trường biển . Ông Phong cho biết hiện quốc tế cũng chưa có quy định ngưỡng của hai chất này trong hải sản.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo