xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cả làng ôm nợ vì tôm

Bài và ảnh: VĂN ĐỊNH

Từ năm 2002 đến nay, cả xã Quảng An (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) có 256 hộ nuôi tôm đang nợ Ngân hàng NN-PTNT huyện, trong đó làng Xuân An chiếm trên 90% hộ với số tiền lên tới hơn 11 tỉ đồng

Nhìn ra cánh đồng nuôi tôm của thôn, trưởng thôn An Xuân, xã Quảng An, Trần Hữu Ba mặt buồn rười rượi, nói: “Ngân hàng “khóa sổ”. Người cho vay đến đòi. Không có tiền trả và không thể nuôi hy vọng để đổi đời được nữa, có người bỏ nhà đi bán vé số, phụ hồ, người vào Nam làm thuê. Đó là bi kịch của những người nuôi tôm ở thôn chúng tôi đã hơn 5 năm nay”.

Vỡ mộng đổi đời

Cách đây gần 7 năm, chỉ cần đặt chân ra cánh đồng tôm 147 ha của Quảng An là gặp người này cho tôm ăn, người kia chạy đi mua thức ăn cho tôm, rất khí thế. Còn nay, đặt chân ra con đường bê tông, chỉ thấy hai bên đường ao tôm, vuông tôm nằm san sát mà không một bóng người. “Năm nay chỉ có hai người thả tôm theo dự án, còn lại thả “quảng canh” - Phó Chủ tịch xã Quảng An Đặng Viết Nước cho hay.

Chị Bùi Thị Nhân, cán bộ khuyến ngư xã Quảng An, cho biết ở xã này chỉ có một hai hộ nuôi tôm theo chế phẩm sinh học, mười hộ đang còn áp dụng một số kỹ thuật nuôi. Gần 100 hộ nuôi tôm theo dạng quảng canh. Phần còn lại người nuôi tôm ở đây thua lỗ, phải bỏ quê đi làm ăn, đến vụ thả tôm lại chạy về mua giống thả xuống hồ, rồi lại đi làm ăn tiếp. Khi nào kiếm được một ít tiền lại chạy về mua thức ăn cho tôm.

Biết thua lỗ, nhưng có người vẫn thả tôm giống theo hình thức quảng canh. “Năm ngoái lũ lụt mất trắng, năm nay hai vợ chồng tôi tưởng không nuôi tôm nữa. Nhưng được hai lứa heo con, gần chục triệu đồng, lại hùn cả vào việc cải tạo ao hồ, mua tôm giống về thả. Rồi chờ mấy con heo nái đẻ lấy tiền nuôi tôm, ai ngờ dịch heo tai xanh, heo không còn nữa, không biết lấy chi mua thức ăn cho tôm. Mộng đổi đời từ con tôm khó thiệt...” - ngư dân Trần Đình Xuân ngồi nhìn hồ tôm của mình, nói.

Hành trình... phá sản!

Quảng An có diện tích đầm phá lên đến hàng nghìn ha. Những năm 1990, nghe tin có nhiều người trở thành tỉ phú nhờ tôm, người dân Quảng An đổ xô đi vay mượn tiền, hoặc bán tài sản để dựng khuông nuôi tôm. Thế là cả làng ăn ngủ với con tôm.

Khi biết người dân Quảng An chuyển đổi diện tích đầm phá sang nuôi tôm sú, ngân hàng đã có biện pháp cho người dân vay vốn làm ăn, nên có người vay được cả trăm triệu đồng. Chưa đầy 2 năm, cả xã Quảng An đã có trên 300 hồ, khuông nuôi tôm, có nhà lên đến 6 - 7 mẫu. Quảng An sớm trở thành một trong những xã có diện tích nuôi tôm nhiều nhất huyện.

Năm 2002, tôm bệnh, tôm chết xảy ra nhiều tại nơi ở miền Trung. Quảng An không tránh khỏi cơn dịch đó. Hơn 300 hộ nuôi tôm ở Quảng An trắng tay. Người dân ra nhìn tôm chết như rạ bên hồ nuôi mà đờ người ra, mộng đổi đời trở thành “bong bóng”. Từ đó, số nợ ngân hàng của người nuôi tôm tăng theo cấp số cộng, còn người trúng tôm lại giảm dần. Năm nào Quảng An cũng có người thua lỗ, có người cố gắng lắm thì hòa vốn, xem công cán cả vụ thành “dã tràng xe cát”.

Biết mất trắng như thế, người dân xã Quảng An nay vẫn ấp ủ mộng đổi đời tiếp. Họ lại xoay xở cho ra mười mấy triệu đồng về mua tôm giống. Còn thức ăn, thuốc men ký nợ tại các đại lý, hẹn đến vụ thu hoạch tôm sẽ trả, mong vớt vát lại vụ trước. Nhưng có vớt vát được đâu. Cứ thua lỗ liên tiếp... Khi đến vụ thu hoạch tôm, các chủ nợ đã đứng trên bờ... Sau khi trả xong nợ, chẳng dư ra đồng nào. Công cán cả năm theo bọt biển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo