Năm 1988, ca mổ lịch sử được thực hiện với ê kíp 70 y-bác sĩ, cán bộ y tế gồm các chuyên khoa tiêu hóa, tiết niệu, chỉnh hình, nội thần kinh, tim mạch, gây mê hồi sức và huyết học, kéo dài trong suốt 15 giờ căng thẳng, để đem lại cuộc sống riêng biệt cho Việt và Đức.
Tại lễ kỷ niệm, giáo sư Dương Quang Trung (người vận động cho ca mổ Việt - Đức) cho rằng ca mổ Việt - Đức đã làm nên làn sóng nhân đạo trong và ngoài nước, thể hiện tình người không biên giới, vì ca mổ này nhận được nhiều sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần từ các tổ chức Nhật Bản. Sau 20 năm, bài học kinh nghiệm lớn nhất từ cuộc phẫu thuật tách rời Việt - Đức là bài học về sự hợp tác, hợp đồng của các chuyên khoa. Không chỉ hỗ trợ kinh phí cho ca mổ Việt - Đức, Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản, Hội Negaukai, Hội Hữu nghị Nhật – Việt... còn giúp đỡ trang thiết bị, kỹ thuật cho ca mổ và chia sẻ cuộc sống sau này của Việt - Đức và những đứa trẻ nhiễm chất độc da cam khác ở làng Hòa Bình.
Ngày 6-10-2007, Việt mất sau 19 năm ca đại phẫu. Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng, người đã nuôi dạy Đức trưởng thành, cho rằng thành tựu của ca mổ Việt - Đức không chỉ đơn thuần là thành tựu về mặt kỹ thuật. Đó là ca mổ quy tụ được trí tuệ, tình người và dấy lên làn sóng làm thế nào để tạo điều kiện cho các em khuyết tật có được cuộc sống bình thường, hòa nhập cộng đồng...
Bình luận (0)