Từ một thú vui tao nhã...
Chúng tôi ghé quán cà phê chim Trần Thanh ở Lăng Ông Bà Chiểu, thuộc Câu lạc bộ chim cảnh quận Bình Thạnh, vào một buổi sáng. Quán rộng chừng 300m2, ở giữa thiết kế một giàn cây để treo lồng chim và một, hai cây bàng, khóm trúc, vài chậu kiểng được trồng, đặt bên cạnh giàn tạo cảm giác cho khách như sống giữa thiên nhiên hoang dã. Điều khiến chúng tôi bất ngờ là khách đến đây ngoài những người lớn tuổi, từ giáo sư, bác sĩ đến thợ hồ, người đạp xích lô, còn có nhiều thanh thiếu niên. Một thanh niên tên Hùng nói: "Do không có điều kiện để nuôi và chăm sóc chim, nên mình đến đây để nghe chim hót, cũng thú vị lắm”. Hiện nay, TPHCM có rất nhiều quán cà phê chim, như quán anh Tốt ở phường 24, quán 90 ở phường 17, quán anh Phương, Hội quán Nghĩa... (Bình Thạnh), hay cà phê chim Tao Đàn, cà phê chim đình Thông Tây Hội... Khách đến các quán cà phê chim có hai dạng, một là những người nuôi chim và một là những khách không nuôi chim đến xem, nghe “ké”. Bác Hai Tân, “khách ruột” của quán hơn hai năm nay, nhà ở phường 24, quận Bình Thạnh, cho biết: "Mỗi một trò chơi đều có niềm đam mê riêng. Đối với lớp trẻ khi đã ghiền rồi sẽ giúp chúng hạn chế được các trò chơi tai hại khác”. Bác Hai Tân hiện nuôi được 7 lồng chim, tất cả đều là họa mi. Sáng nào cũng vậy, sau khi tập thể dục về, bác đều xách một lồng chim ghé quán cà phê Trần Thanh. Anh Thanh cho biết ngày thứ bảy, chủ nhật có khoảng 150 lồng chim do khách đem đến treo trong quán.
Mô hình cà phê chim có từ vài chục năm, mà người đi tiên phong là cố nghệ nhân Ba Thành, quận Phú Nhuận. Lúc đầu nghệ nhân Ba Thành lấy nhà mình làm điểm sinh hoạt cho những người yêu thích chim, từ đó hình thức này được lan rộng. Bình Thạnh là nơi tập trung nhiều nghệ nhân lão luyện như: chú Ba Ngà, chú Huỳnh Văn Bi...
Đến trò độ chim, chẳng kém độ gà
!Rời quán cà phê chim Trần Thanh, chúng tôi theo anh bạn buôn bán xe ở ngã tư Phú Nhuận đ
ến những điểm đá chim độ như điểm trong trường đua Phú Thọ, điểm trong hẻm 57 Phan Đăng Lưu (Phú Nhuận)... Lớn nhất có lẽ là điểm ở xóm cù lao Rạch Miễu. Chim đá hiện nay chủ yếu là loại họa mi, mỗi con thường có giá trên một triệu đồng, mắc hơn giá bình quân của chim nuôi hót. Chim đá khác gà đá đôi chút, chủ yếu là xài "chiêu" dùng mỏ mổ và lấy móng bấu víu địch thủ, bởi thế lồng nuôi chim đá cũng làm kỳ công hơn. Trong lồng có "cầu" là thanh ngang cho chim đậu, phải bao bằng giấy nhám, để chim đậu lên cho móng vuốt sắc nhọn, hoặc để chúng ăn xong quệt miệng cho mỏ bén ngót...Hôm đến điểm đá chim trong xóm cù
lao Rạch Miễu, chúng tôi một phen ngỡ ngàng vì trò "căng lửa"- nghĩa là cho hai con thi hót với nhau để bắt độ. Con nào “căng lửa” hơn (“sung” hơn, hót hay, dai hơn...) kể như thắng. Đây thường là trò mào đầu của các điểm cá độ chim. Hai con họa mi trong lồng như hai ca sĩ tài hoa đua nhau trổ tài. Chừng mươi phút, một con hạ thấp giọng dần rồi im bặt, xù cánh rúc cổ lại, con kia vẫn kiêu hãnh hót vang. Một độ “căng lửa” chỉ vài ba “chai” (triệu đồng).Cao điểm vẫn là những độ đá chim thật sự. Trước khi hai con họa mi so tài, tôi đã
nghe tiếng kêu, bắt độ râm ran, ít thì vài “xị” (trăm ngàn đồng), nhiều thì vài "chai". Thoạt tiên, chủ chim rút vài thanh cửa lồng cho hai chú chim chồm qua nhau mổ. Một lát sau, vài tay không kiên nhẫn được, cứ la lên: "Rút kiếm đi! Rút kiếm đi”. Anh bạn tôi giải thích, “kiếm” tức là hai thanh chặn cửa, "rút kiếm" là mở cửa để hai chim vào một lồng đá nhau. “Kiếm” lập tức được rút, hai chú họa mi xông vào nhau, mổ cắn, bấu víu loạn xạ. Bên ngoài, tiếng kêu độ, bắt độ vẫn râm ran. Chim đá thường khá chóng vánh, chỉ trên dưới năm phút là xong một độ. Tôi nhìn vào lồng: Một con cứ bay tung lên nóc rồi lủi đầu vào thành lồng như muốn trốn ra, một con mắt nó bị con kia mổ trúng, máu chảy ròng ròng. Tay chủ chim bực tức lôi nó ra, đưa lên ngó một lát rồi lẳng lặng bẻ cổ nó, vứt vào một bao lát để bên cạnh. Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, bạn tôi bảo: "Chim đá mà thua thì chỉ có nước bỏ thôi. Nếu nó không bị thương tích gì, nuôi vài ba năm mới dám hót lại, nhưng hiếm khi đá được nữa. Cũng có người tiếc, đem bán lại cho các điểm bán chim để... dụ người khác mua!".Nuôi chim cảnh: Nên nhân rộng
Sáng sớm ngồi hớp từng ngụm cà phê, ngắm nhìn những chú chim bay nhảy, thưởng thức tiếng chim hót, thật không gì thú vị bằng! Do đó, hàng năm vào các ngày lễ hội, các quán cà phê chim còn tổ chức các cuộc thi chim hót và đá chim. Những cuộc thi này hoàn toàn không mang tính đ
ỏ đen, là nguồn động viên, an ủi cho các nghệ nhân, các người nuôi chim và người thưởng thức. Không gì tuyệt bằng đi bất cứ đâu trong TP cũng nghe tiếng chim hót. Song, cũng không gì tệ hại hơn khi để cho một thú vui tao nhã ngày càng bị dân máu mê đỏ đen lợi dụng...
Bình luận (0)