xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ca sĩ nhạc đồng quê Peter Yarrow: Tôi đến để nói lời xin lỗi

Theo TTO

"Cho đến tận ngày nay, tôi vẫn còn rất xấu hổ về những gì đất nước tôi đã làm. Một phần lớn của nước Mỹ vẫn không có khả năng nói lời xin lỗi, nhưng một số ít có thể, trong số ít đó có tôi đây". Đó là lời tâm sự của ca sĩ Peter Yarrow - thành viên ban nhạc đồng quê huyền thoại Peter, Paul and Mary - đến VN biểu diễn ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam và tham gia nhiều hoạt động nhân đạo và xã hội từ ngày 27-3 đến 3-4.

Trong suốt những năm tháng Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh ở VN, hoạt động chính của chúng tôi là tập hợp các nghệ sĩ trình diễn, tổ chức những cuộc diễu hành hay biểu tình nhằm đòi hỏi chấm dứt cuộc chiến VN. Những hành động phản đối chiến tranh của chúng tôi được tổ chức dưới nhiều dạng.

Những buổi biểu diễn của chúng tôi lúc ấy không dành cho âm nhạc đơn thuần mà là dịp để bày tỏ tinh thần phản đối chiến tranh. Buổi diễn ở vườn hoa quảng trường Madison có tới 20.000 người tham dự, cùng nhau chứng tỏ tình đoàn kết, hướng tới hòa bình.

Năm 1969 tại Washington, chúng tôi tham gia một cuộc tuần hành lớn với nửa triệu người tham gia. Cuộc biểu tình có tên “Lễ chào mừng của cuộc sống”, được tổ chức vào dịp thi hài của lính Mỹ từ VN được chuyển về Lầu Năm Góc trong những cỗ quan tài.

Về phần tôi, tôi đã ủng hộ thượng nghị sĩ Eugene McCarthy trong cuộc vận động tranh cử chức tổng thống, yêu và cưới con gái ông, viết ca khúc cho chiến dịch tranh cử của ông.

Tôi đã từng viết nhiều ca khúc, một trong số đó có tên là The great mandala (còn có tên Bánh xe cuộc đời - một bài hát phản chiến rất nổi tiếng, biểu lộ sự cay đắng về chiến tranh - PV) nói về một người đàn ông tuyên bố rằng anh ta thà ngồi trong tù còn hơn là ra chiến trận.

Một người mẹ có con trai đi lính tại VN đã gặp tôi và kể rằng trước khi sang VN, người con trai nói với bà hãy khắc lời của bài hát này lên bia mộ anh ta nếu anh ta chết. Và điều đó đã xảy ra.

img
Perter Yarrow hát những ca khúc vui cho trẻ em nạn nhân chất độc da cam tại làng Hữu Nghị VN - Ảnh: Việt Dũng

Thông điệp của chúng tôi không chỉ là tuyên bố phản đối chiến tranh mà còn muốn nói về một cách sống khác. Không chỉ nói "không" với chiến tranh, chúng tôi muốn nói "có" với những giá trị mà chúng tôi tin tưởng, nói "có" với sự chân thành, với lòng nhân đạo.

Giờ đây, tôi đến VN để được gặp gỡ những người là con cái, cháu chắt của những thế hệ đi trước đã hi sinh và phải chết trong chiến tranh. Và tôi thật sự kinh ngạc trước cuộc sống hiện tại của những người VN. Họ đang tiến về phía trước với con mắt hướng đến một tương lai rộng mở.

Tôi đã gặp những người trẻ tuổi, những sinh viên của Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội, ghi nhận những cái nhìn lạc quan sau chiến tranh và nhận ra rằng người Mỹ bị đau đớn, giằng xé về mặt tinh thần bởi chiến tranh hơn là người VN. VN đã từng bị xâm lược, nhưng VN đã chọn cách sống ổn định và thanh thản hơn là tìm cách trừng phạt những kẻ xâm lược.

Còn người Mỹ chúng tôi thật sự bị tan nát về tinh thần. Chúng tôi đã phải nghe những lời dối trá, về lý thuyết đôminô, rằng cuộc chiến ở VN là không thể chấm dứt, rằng bảo vệ VN để VN không bị biến thành một phần của Liên bang Xô viết. Tại sao người Mỹ phải tiếp tục giết

người? Tại sao những chàng trai trẻ của chúng tôi cứ lần lượt phải ra chiến trận để rồi chết?

Rất nhiều người lính trở về và rồi cũng tự đi đến cái chết vì họ không thể chịu nổi những gì họ đã làm. Họ bị hủy hoại hoàn toàn về mặt tâm lý, họ tìm đến ma túy, tự tử và bất kỳ hình thức quên lãng nào khác nhưng không thể trốn tránh khỏi nỗi đau tinh thần. Tôi có một người bạn thân là thượng nghị sĩ John Kerry. Ông đã từng tham chiến ở VN, và khi trở về Mỹ ông trở thành nhà hoạt động chống chiến tranh rất tích cực.

Tấn thảm kịch về chiến tranh ấy lại đang diễn ra ở Iraq, giống như đã từng diễn ra ở VN trong những năm 1960 và nửa đầu những năm 1970. Tôi yêu đất nước tôi, nhưng không có nghĩa là tôi sẽ đi theo những con đường sẽ dẫn đến một hình ảnh nước Mỹ không tốt đẹp.

Tôi đi theo sự lựa chọn của trái tim và sẽ làm những gì tôi cho là đạo đức. Chúng tôi không đồng tình với nước Mỹ không phải vì chúng tôi không yêu nước Mỹ, mà chúng tôi yêu nước Mỹ đủ để ủng hộ nó nếu nó làm những việc phù hợp với đạo đức và đấu tranh để thay đổi chính sách nếu nó làm những việc sai trái.

Và bây giờ, tôi đã đến VN để được nhìn thấy và học hỏi được rất nhiều điều. Tôi đến để nói rằng tôi quan tâm đến những trẻ em khuyết tật ở đây. Tôi không biết có bao nhiêu trẻ em VN đã bị ảnh hưởng bởi những di chứng chiến tranh do Mỹ gây ra, nhưng rõ ràng Mỹ phải thừa nhận trách nhiệm về sự thiệt thòi của các em.

Tôi cũng muốn nói xin lỗi cho hành động của đất nước tôi. Cho đến tận ngày nay, tôi vẫn còn rất xấu hổ về những gì đất nước tôi đã làm. Một phần lớn của nước Mỹ vẫn không có khả năng nói lời xin lỗi, nhưng một số ít có thể, trong số ít đó có tôi đây. Nói xin lỗi không thôi chưa đủ mà phải chứng tỏ bằng hành động. Và đó là lý do tại sao tôi tới VN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo