* Phóng viên: Thưa giáo sư (GS), ông đánh giá thế nào về việc Trung Quốc thông báo thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”?
* Hội nghị An ninh biển Đông (CSIS) vừa diễn ra tại Washington (Mỹ) đã đánh giá thế nào về động thái của Trung Quốc qua vụ CNOOC mời thầu quốc tế?
- CSIS được tổ chức nhằm giúp hiểu thêm thực chất của những tranh chấp trên biển Đông là gì, quan trọng hơn là tìm kiếm giải pháp để tháo gỡ. Tại đây, chỉ có những học giả Trung Quốc mới ủng hộ việc làm của CNOOC. Hầu hết các học giả chỉ trích CNOOC rất gay gắt, cho rằng đây là động cơ chính trị. Một số chuyên gia nhận định rằng sẽ không có đối tác nào hưởng ứng lời gọi thầu của CNOOC. Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Liberman đề xuất các bên hãy đưa vấn đề này ra bên thứ ba để phán xử. Cũng có đại biểu cho rằng nên vận dụng cơ chế của WTO để giải quyết những tranh chấp đại loại như vậy trên biển.
Hai giàn khoan đang được liên doanh Việt-Nga (Vietsovpetro) thi công tại mỏ Bạch Hổ. Ảnh: TTXVN
Những đại biểu tham dự đều am hiểu về thương mại dầu khí. Chúng tôi biết 2 tập đoàn ExxonMobile (Mỹ) và Gazprom (Nga) đang hoạt động hợp tác thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - nơi CNOOC đòi mời thầu quốc tế. Ngay sau động thái của CNOOC, Việt Nam tuyên bố sẽ bảo vệ tất cả các nhà đầu tư nước ngoài.
Việt Nam cần phải phái cử lực lượng cảnh sát biển và máy bay tuần tra thường xuyên để bảo vệ các đối tác dầu khí nước ngoài nhằm thực hiện cam kết nói trên, đồng thời nên tham gia các cuộc tập trận quan trọng cũng như thực thi những nghĩa vụ đi kèm. Nếu các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu theo lời mời của CNOOC thì qua con đường ngoại giao, Việt Nam phải tiếp tục phản đối mạnh mẽ CNOOC và các công ty tham gia đấu thầu đó, đồng thời tăng cường tuần tra 9 lô dầu khí nói trên.
* Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, bản thân ông và các giới học giả quốc tế đánh giá sự kiện này thế nào?
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần công bố đầy đủ nội dung Luật Biển trước công chúng càng sớm càng tốt.
Bình luận (0)