xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các KCN đang hủy hoại môi trường

THU SƯƠNG

Hệ thống sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn… cũng như nhiều hệ thống sông khác của Việt Nam đang “chết và sắp chết”

Ngày 30-7, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an đã tổ chức hội thảo “Công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường trong hoạt động xử lý nước thải tập trung tại các KCN”.

Người mắc bệnh ngày càng nhiều

Tính đến tháng 6-2012, cả nước có 143 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 30 KCN đang xây dựng (trong tổng số 232 KCN cả nước). Tổng lượng nước thải tại các KCN hơn 1 triệu m3/ngày đêm nhưng 75% trong số đó không được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến số lượng người dân sống quanh các KCN cũng như người lao động trong các KCN mắc các bệnh về đường hô hấp, đường ruột, tim mạch… có chiều hướng gia tăng.

Thượng tá Lương Đại Thủy, Phó Phòng PC49 Công an tỉnh Đồng Nai, liệt kê khá nhiều thủ đoạn của các KCN: dùng bơm hỏa tiễn bơm nước thải vào lòng đất, đấu nối nước thải vào hệ thống nước dùng để chữa cháy hoặc giếng khoan (danh nghĩa là lấy nước sản xuất… ), pha loãng bằng nước giải nhiệt hoặc nước triều…
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là tâm điểm của vấn đề môi trường với các vụ vi phạm có quy mô lớn đã bị phát hiện: Công ty AB Mauri xả thải ra sông La Ngà, Công ty Sonadezi Long Thành xả thải ra rạch Bà Chèo… Hiện nay, lượng nước thải các KCN Đồng Nai lên đến hơn 72.000 m3/ngày nhưng chỉ mới thu gom về hệ thống xử lý tập trung được 49.000 m3/ngày.
img

Bức xúc việc Công ty CP Sonadezi Long Thành (Đồng Nai) xả thải gây ô nhiễm, cuối tháng 4-2012,

người dân tập trung bao cát đòi lấp cống xả thải của công ty này. Ảnh: XUÂN HOÀNG
Còn theo Phòng PC49 Công an TPHCM, có tình trạng các cụm công nghiệp hình thành, hoạt động theo dạng tự phát nên không được kiểm soát cũng như bỏ ngỏ hoạt động bảo vệ môi trường. Đơn cử như cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn) do Công ty CP Khánh Đông làm chủ đầu tư.

Không phủ nhận những đóng góp đáng kể của các KCN vào nền kinh tế hiện nay nhưng Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng C49, cũng cho rằng chính các KCN đang hủy hoại môi trường ghê gớm. Hậu quả tất yếu là “các dòng sông đều đã chết hoặc sắp chết và ngày càng xuất hiện nhiều làng ung thư, xóm ung thư…”.

Xả lén hay sự cố?

Nhiều KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng doanh nghiệp không chấp nhận đấu nối. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại vì theo C49 ở đây có bất cập: doanh nghiệp được yêu cầu xử lý nước thải cục bộ phải đạt loại B theo tiêu chuẩn môi trường trước khi xả về nhà máy xử lý tập trung nhưng chính nhà máy xử lý nước thải tập trung cũng chỉ xử lý nước thải đó đạt loại B mà thôi.
img
Các điều tra viên của C49 kiểm tra cống xả thải chưa qua xử lý của Sonadezi
 ra rạch Bà Chèo (huyện Long Thành - Đồng Nai). Ảnh: XUÂN HOÀNG
 
Ông Trần Thanh Hồng, Phó Tổng giám đốc KCX Tân Thuận, cho rằng ban quản lý KCN nên là một người “gác cửa”, ngăn chặn các ngành nghề ô nhiễm đầu tư vào KCN bởi đôi khi công ty hạ tầng  không lường hết được những hậu quả xấu của một số ngành nghề. Ông Hồng cũng đề xuất không nên cho doanh nghiệp tự khoan giếng để có thể kiểm soát lượng nước thải.

Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường - Tài nguyên, đề nghị nên xem xét lại việc doanh nghiệp xây dựng cống ngầm vì không phải cống ngầm lúc nào cũng mang ý nghĩa là xả lén mà chỉ là đề phòng khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên, Thiếu tướng Lý khẳng định những cống ngầm mà C49 bỏ công theo dõi, phát hiện không phải là những cống ngầm đề phòng sự cố mà chính là những cống ngầm sai thiết kế, chỉ phục vụ cho xả lén.

Tăng mức phạt lên 2 tỉ đồng

PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, nhận xét việc đo đạc định kỳ 3- 4 lần/năm tại các KCN như hiện nay không có ý nghĩa vì như vậy cũng giống “gác cổng” 3 - 4 ngày trong số 365 ngày của năm. PGS-TS Sỹ cho rằng nên lắp đặt các trạm quan trắc tự động đo chất lượng nước thải tại các KCN và phải do nhà nước đầu tư, quản lý để tránh trường hợp doanh nghiệp tự điều chỉnh số liệu quan trắc.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý cho biết C49 đang xây dựng Pháp lệnh Cảnh sát môi trường Việt Nam, theo lộ trình sẽ ban hành trong quý II/2013. Đồng thời phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường sửa Luật Bảo vệ môi trường 2005 và một số văn bản luật khác liên quan đến những vấn đề về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, C49 cũng được Chính phủ đồng ý nhập một số công nghệ kiểm định hiện đại với gần 100 chỉ tiêu. Ngoài ra, Pháp lệnh Xử phạt hành chính sắp tới sẽ tăng mức phạt cao nhất lên 2 tỉ đồng cũng được xem là một biện pháp hữu hiệu trong việc răn đe các doanh nghiệp có ý định gây ô nhiễm môi trường.

Giả cảnh sát môi trường xin tài trợ

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý bức xúc thông báo hiện nay có rất nhiều đối tượng lấy danh nghĩa cảnh sát môi trường đi xin tài trợ, xin giúp đỡ hoặc đăng quảng cáo… “Tôi khẳng định C49 không có chủ trương xin hỗ trợ hay quảng cáo gì cả, đây là sự mạo danh, thời gian qua chúng tôi đã bắt giữ khá nhiều vụ.
Nếu có bất cứ thông tin gì hay gặp những đối tượng này, người dân, doanh nghiệp… hãy nhanh chóng báo về đường dây nóng của C49 hoặc cơ quan công an gần nhất để bắt giữ!” - Thiếu tướng Lý đề nghị.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo