xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cải cách: Phải đụng chạm !

Bài và ảnh: Phan Anh

Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chất lượng điều tra, truy tố, xét xử... còn có mặt hạn chế khiến một bộ phận nhân dân chưa thực sự tin tưởng hoạt động của ngành tư pháp

Ngày 9-12, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 khu vực phía Nam tại TP HCM. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì hội nghị.

Lo ngại án tồn đọng, oan sai...

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Đua, công tác giám sát của HĐND với các cơ quan tư pháp còn nhiều lúng túng. Ông Huỳnh Văn Tí, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, cũng cho rằng giám sát của HĐND với các cơ quan tư pháp còn rất hình thức.
img
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị

“Càng xuống dưới càng lúng túng, cấp tỉnh còn hơi có hướng nhưng giám sát cấp huyện thì coi như thua, không có người làm và năng lực đại biểu thì yếu kém. Chúng ta phải sửa cái này thế nào? Mặt trận và các đoàn thể động viên nhân dân làm cái gì đó thì chưa đủ mà theo tôi, cần phải xác lập được một phương pháp, cơ chế giám sát để qua đó, dân thực hiện quyền giám sát của mình. Mặt trận và các đoàn thể còn phải giúp dân nói lên tiếng nói của mình” - ông Huỳnh Văn Tí đề nghị.

Đề cập một vấn đề gây bức xúc dư luận thời gian qua, ông Huỳnh Văn Tí băn khoăn về án tồn đọng, án oan sai bị tẩy sửa, hủy; hoạt động tố tụng chưa minh bạch khiến một bộ phận nhân dân chưa thực sự tin vào trách nhiệm của ngành tư pháp. Trước những trăn trở đó, ông đặt vấn đề: “Tất cả bất cập này là do năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ tư pháp còn yếu kém hay do cơ chế? Có tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan tư pháp hay không?... Tôi đề nghị báo cáo nên đi sâu vào những vấn đề này để tìm ra bản chất của những việc còn tồn tại”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu VKSND và TAND phải khẩn trương, nhanh chóng làm việc kỹ với các địa phương sau khi Bộ Chính trị có kết luận chương trình đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ đương chức, đào tạo đội ngũ mới bổ sung số lượng thiếu. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Cải cách là phải phá vỡ nhiều chuyện cũ không phù hợp, phải đụng chạm. Ở lĩnh vực cải cách tư pháp cũng vậy, có khi đụng chạm đến bản thân mình nữa nhưng vì mục tiêu tương lai, nếu làm sẽ tốt đẹp hơn cho đất nước nói chung và hoạt động tư pháp nói riêng thì chúng ta phải làm.

Tranh tụng tại tòa cần đổi mới

Nói về HĐXX, ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án TAND Tối cao, cho rằng phải có tính độc lập; khi xét xử không bị sức ép từ bất cứ cơ quan, tổ chức nào. Theo ông, các phiên tòa hình sự phải bảo đảm sự tham gia của luật sư , những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho hay vẫn còn một số cơ quan, tổ chức và cá nhân vì lợi ích cục bộ hoặc ngại khó mà chưa có thái độ dứt khoát, cương quyết, thậm chí do dự, chưa thật sự đề cao quyết tâm triển khai theo tinh thần Nghị quyết 49.

Về đề nghị của ông Sơn cần phải đổi mới hoạt động tranh tụng, Chủ tịch nước nhìn nhận việc thực hiện chủ trương tăng cường tranh tụng tại phiên tòa còn hạn chế. “Kỳ này, chúng tôi sẽ trình Bộ Chính trị xin ý kiến nên chăng bên cạnh hoạt động hiện hành của luật sư thì có một định chế luật sư công xuất hiện vì có những trường hợp người ta nghèo quá, không có khả năng thuê mướn luật sư. Lúc đó, về mặt nhà nước, phải có luật sư công để bảo đảm yêu cầu tranh tụng dân chủ, minh bạch tại phiên tòa, đúng theo chủ trương kết hợp giữa kết quả điều tra tố tụng và tranh tụng tại tòa...” - Chủ tịch nước nêu rõ.

Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chất lượng công tác điều tra và truy tố, xét xử, thi hành án vẫn còn có mặt hạn chế, làm cho một bộ phận nhân dân chưa tin tưởng một cách tuyệt đối vào hoạt động tư pháp. “Chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận để sửa chữa” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Xây dựng nền tư pháp bảo vệ quyền con người

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu trong thời gian tới, ngành tư pháp phải bám chặt mục tiêu cải cách tư pháp; phải xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc… “Chúng ta muốn đạt được chân lý thì chính chúng ta phải có chân lý từ trong nội bộ. Chứ cứ nể nang, vuốt ve, nói cho ông hai, ông ba, ông tư... vui vẻ thì không có chân lý đâu” - Chủ tịch nước khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo